Danh mục

Văn hóa truyền thống H'mông trong tiểu thuyết lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng một không gian văn hóa với tầng lớp các mã văn hóa dân gian, văn hóa cộng đồng của miền cao cực bắc Việt Nam. Đó là một bức tranh đời sống với những đặc trưng của địa bàn cư trú, với các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác, cách thức mưu sinh, các thủ tục, lễ nghi của người H’mông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa truyền thống H’mông trong tiểu thuyết lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích ThúyHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0041Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 12-22This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG H’MÔNG TRONG TIỂU THUYẾT LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Lê Trà My Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng một không gian văn hóa với tầng lớp các mã văn hóa dân gian, văn hóa cộng đồng của miền cao cực bắc Việt Nam. Đó là một bức tranh đời sống với những đặc trưng của địa bàn cư trú, với các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác, cách thức mưu sinh, các thủ tục, lễ nghi của người H’mông. Hệ thống mã văn hóa H’mông đã tạo nên một không khí truyện đầy chất vùng cao. Lớp không gian tự sự vùng cao trở thành kí hiệu quyển (semiosphère), trường lực của nó chi phối mạnh mẽ và kết dính hệ thống motip truyện kể. Nhà văn đã tái sinh các motip dân gian như cướp vợ, mồ côi, tự vẫn, tạo nên những biến thể mới, duy trì và làm đa dạng gene văn hóa cộng đồng. Tác phẩm đã khơi vào kí ức tộc người, sử dụng nét văn hóa đặc thù truyền thống, kết hợp với những cách thức tự sự mới để nói những câu chuyện của người H’mông thời hiện đại. Từ khóa: Văn hóa H’mông, motip dân gian, mã văn hóa.1. Mở đầu Thế giới bước vào thời kì văn hóa hậu công nghiệp, thời đại hậu hiện đại, thời củasố hóa, thế giới phẳng. Trong bối cảnh đương đại, khi nhiều nghệ sĩ thử nghiệm nhữngphương thức sáng tạo mới, chọn những cách biểu hiện hiện đại cho những vấn đề cótính quốc tế, dễ hội nhập, xóa nhòa ranh giới khu vực, thì Đỗ Bích Thúy lại chọn chomình con đường tìm về với những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của vùng cực bắcViệt Nam. Vùng đất Hà Giang quê chị và cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đâyđã trở thành nguồn chất liệu dồi dào, khơi mạch cho nhiều trang viết của chị. Có thểthấy, trong những đề tài mà chị đã viết, đề tài miền núi, không gian, con người vùng caovẫn có chất dính riêng, làm nên sức cuốn hút của văn xuôi Đỗ Bích Thúy. Tiểu thuyếtmới nhất của chị - Lặng yên dưới vực sâu – lại một lần nữa cho thấy cái duyên của chịvới mảng đề tài này. Lặng yên dưới vực sâu xuất bản năm 2017. Tiểu thuyết được xuất bản sau khi tácgiả hoàn thành 32 tập kịch bản phim cùng tên (phim đã được khởi quay và chiếu trênVTV3 vào tháng 4/2017). Nó có tiền thân là một truyện ngắn cùng tên chị đã xuất bảnNgày nhận bài: 19/6/2019. Ngày sửa bài: 29/7/2019. Ngày nhận đăng: 5/8/2019.Tác giả liên hệ: Lê Trà My. Địa chỉ e-mail: tramyle2311@gmail.com12 Văn hóa truyền thống H’mông trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúytrước đó. Với ba đời sống của Lặng yên dưới vực sâu, công chúng thì chủ yếu quan tâmđến phim, một số trang web của các nhà xuất bản, công ti sách giới thiệu sách thì chú ýđến review cho tiểu thuyết, một số rất ít độc giả có nhắc đến truyện ngắn. Về tiểu thuyếtLặng yên dưới vực sâu, đã có một số bài điểm sách giới thiệu nội dung của tiểu thuyết;nó cũng được nhắc đến như một sự đối sánh khi người ta giới thiệu và phân tích bộphim. Tiểu thuyết này cũng đã bước đầu được nghiên cứu trong nhà trường (khóa luậntốt nghiệp Tiểu thuyết lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy nhìn từ phạm trù thẩmmĩ cái bi kịch của sinh viên Từ Thị Tuyết Trinh, ĐHSPHN 2, 2018) [1]. Nhìn sơ bộ,lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết này còn rất thưa thớt, nó chưa nhận được sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu. Bài viết này đề cập đến vấn đề dấu ấn văn hóa truyền thống H’mông trong một cấutrúc truyện kể hiện đại như là một cách nhận diện văn học từ văn hóa, một cách nhận ranhững kết nối văn hóa, mã văn hóa trong tiểu thuyết.2. Nội dung nghiên cứu Lặng yên dưới vực sâu là câu chuyện của người H’mông thời đương đại. Dù dấuvết thời đại hơi mờ nhạt, người đọc vẫn nhận ra thời của xe máy đã lên núi thay bướcchân người, thời của các trường dân tộc nội trú vùng cao, thời vùng cao đã có điện, cótrường, trẻ con uống sữa bột… Tuy nhiên, cách sống, cách nghĩ của con người trongcuộc sống hôm nay vẫn mang nhiều nét văn hóa truyền thống của người H’mông. Cuốntiểu thuyết giống như một miếng thổ cẩm trên đó dày đặc các hoa văn trang trí ghép lạitừ nhiều motip văn hóa truyền thống mang đặc trưng đời sống của người H’mông. Đểkết dính các mảng mầu văn hóa, tác giả đã tạo ra một không gian tự sự phản chiếu tậptục sinh hoạt cùng những quan niệm sống lâu đời của tộc người H’mông.2.1. Địa bàn cư trú và không gian văn hóa Câu chuyện xảy ra ở U Khố Sủ. Tác giả lấy tên địa danh U Khố Sủ - một thônnghèo của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) - để gắn cho không gian của truyện. U KhốSủ cũng là một trong những nơi có nhiều người H’mông sinh sống nhất ở ...

Tài liệu được xem nhiều: