Danh mục

Giáo trình môn Văn hóa cộng đồng: Phần 2

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình môn Văn hóa cộng đồng trình bày về văn hóa cộng đồng Việt Nam như tiến trình văn hóa Việt Nam, văn hóa nông thôn Việt Nam, văn hóa đô thị Việt Nam, đặc điểm phát triển của văn hóa Việt Nam. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn Văn hóa cộng đồng: Phần 2Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồngvăn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng pháttriển xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Chương2: VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM1. Tiến trình văn hóa Việt Nam Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử,văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, vănhóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóabản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu vớiphương Tây.1.1. Lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóatiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hìnhthành nghề nông nghiệp lúa nước. Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam Á là một. C.O.Sauercho rằng đây chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo các tài liệu cổthực vật học thì việc cây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn nghi ngờ gì:trung tâm thuần dưỡng lúa là vùng đông nam Himalaya và khu vực sông nướcĐông Nam Á. Các tác giả Lịch sử Việt Nam khẳng định: Trên cơ sở kinh tế háilượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bướcnhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp... ĐôngNam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất. Ở các dichỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng Kênh, Gò Bông, ĐồngĐậu, Gò Mun... đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ trấu, gạocháy, mảnh chõ xôi... có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước Công nguyên. Tổ tiên người Hán khi định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà mới chỉ trồng kê,mạch, đậu. Nghề trồng lúa là học từ các dân tộc phương Nam. Những kết quả khảocổ ở bắc Trung Hoa cho phép kết luận rằng việc này diễn ra vào cuối thiên niên kỉthứ III trước Công nguyên. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng D.V. Deopik(1977, tr. 265) đã viết: Vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, ở trung tâmvùng Đông Á ta chỉ thấy một chấm nhỏ của văn minh trồng kê Ngưỡng Thiều(Janshao), lạc hậu hơn so với văn hóa đồ gốm có hoa văn vùng trung tâm ĐôngDương. Ở bắc Đông Á không có những nôi nông nghiệp lớn… Những nền văn hóatrồng lúa vùng sông Dương Tử thời kì Long Sơn (Lunshan) và muộn hơn thực chấtđều là ngoại vi của nôi trồng lúa Đông Dương. Từ Đông Nam Á cổ đại, lúa và kĩ thuật trồng lúa đã lan tới bờ Địa Trung Hải 47Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồngvào nửa đầu của thiên niên kỉ I trước Công nguyên (Chesnov, 1976, tr. 86). Còn ởcác hòn đảo Nhật Bản, nó mới chỉ được đưa tới qua con đường Hoa Bắc từ trướcCông nguyên không lâu (Arutjunov 1962). Không chỉ chữ đạo trong tiếng Hán bắtnguồn từ chữ gạo mà ngay cả các chữ rice, riz, ris, Reis,… trong các ngôn ngữ châuÂu cũng có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ đại (dấu vết này còn thấy ở tênthần lúa Yang Sri của các dân tộc Tây Nguyên). Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số thành tựu đặc biệtkhác của Đông Nam Á cổ đại: (a) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tụcuống chè; (b) Việc thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, gà (tiếng Hán phảiđặt ra kết hợp thủy ngưu (bò nước) để chỉ con trâu; còn trong cuốn Nguồn gốccác loài, E. Darwin đã khẳng định rằng nguồn gốc của con gà nuôi là xuất phát từcon gà rừng Đông Nam Á); (c) Việc làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc đểchữa bệnh. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằnghình ảnh Thần Nông, nhân vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng vănhóa Trung Hoa. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về khônggian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ vàtruyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niênkỉ III trước Công nguyên. Truyền thuyết Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) kể rằng vua đầu tiên của họHồng Bàng tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (gọi như vua xứ nóng) họThần Nông, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Namvào khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước làXích Quỷ (xích như đỏ - màu của phương Nam theo Ngũ hành; quỷ như thần; XíchQuỷ như Thần phương Nam). Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình,phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên),phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy con gái vua hồ ĐộngĐình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. LạcLong Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theocha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến ...

Tài liệu được xem nhiều: