Danh mục

Văn hóa và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.14 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Văn hóa và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" tập trung những biến động toàn cầu khó lường như hiện nay, thực hiện được sự phát triển hài hòa, đồng đều giữa bốn yếu tố này, đặc biệt là nhìn nhận rõ vai trò của văn hóa sẽ tạo nên sự phát triển bền vững trong xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nayKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ Thị Vân Hà Tóm tắt: Văn hóa đã từ lâu được khẳng định giữ vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinhthần của xã hội, có vị trí ngang hàng với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, ngày nay,người ta nhận thấy rằng văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là một động lực trực tiếp chosự phát triển bền vững của xã hội. Nếu như trước đây, khi bàn về phát triển bền vững, người ta thườngchỉ chú ý tới sự phát triển bền vững về kinh tế, về xã hội, về môi trường, thì nay, phát triển bền vững vềvăn hóa được xem như trụ cột thứ tư của phát triển bền vững. Trong điều kiện có những biến động toàncầu khó lường như hiện nay, thực hiện được sự phát triển hài hòa, đồng đều giữa bốn yếu tố này, đặcbiệt là nhìn nhận rõ vai trò của văn hóa sẽ tạo nên sự phát triển bền vững trong xã hội. Từ khóa: Văn hóa, phát triển bền vững, con người. 1. MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy rằng văn hóa luôn luôn gắn liền với toàn bộcuộc sống của con người và với sự phát triển của xã hội. Con người trong quá trình hoạt động củamình, bằng phương thức hoạt động riêng biệt đã tạo nên văn hóa và truyền lưu nó từ đời này sang đờikhác. Văn hoá do con người sáng tạo ra, nhưng chính nó sau khi ra đời lại tham gia vào cuộc sống củacon người không chỉ với tư cách là thành quả của hoạt động người mà quan trọng hơn là với tư cáchyếu tố nội sinh, yếu tố làm cho chất lượng con người ngày một hoàn thiện, khả năng hoạt động sángtạo của con người ngày một nâng cao, và phương thức ứng xử cao đẹp giữa con người với con ngườingày càng được củng cố. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người, văn hóa càng ngàycàng thể hiện rõ vai trò, ảnh hưởng của nó tới sự phát triển và tiến bộ xã hội, đặc biệt là trong giaiđoạn con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ - sản phẩm của những hoạt động trực tiếp hoặcgián tiếp của mình trong quá khứ tạo nên. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về văn hóa Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ thời cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây. Từ “văn hóa”đã có từ lâu trong hệ thống ngôn ngữ Trung Quốc, là sự kết hợp của hai thành tố “văn trị” và “giáohóa”, nghĩa là dùng đạo đức, lễ nghĩa để giáo dục con người, nếu không sửa đổi thì sau đó mới thihành xử phạt. Đây cũng là sự thống trị trước tiên dựa trên cơ sở thuyết phục con người chứ khôngphải cưỡng ép, bắt buộc. Trong hệ thống ngôn ngữ phương Tây, khái niệm văn hóa đều bắt nguồn từtiếng Latinh - “cultus”, nghĩa là trồng trọt, gieo trồng. Như vậy, văn hóa mang ý nghĩa là sự gieo trồng,nuôi dưỡng những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người, những phẩm chất, phẩm giá, cái hay cái đẹpcủa con người. Ý nghĩa này cũng gần với ý nghĩa của “văn trị giáo hóa” - nguyên bản khái niệm văn ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 213 Trường Đại học Mỏ - Địa chấthóa trong quan niệm của người Trung quốc cổ đại. Theo thời gian, khái niệm văn hóa càng ngày càngđược nhiều học giả quan tâm. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, cho thấy vấn đề nàylà một vấn đề đa diện, có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra. Năm 1982, UNESCO - tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc nêutuyên bố chung về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệvà xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuậtvà văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại - being) người, những hệ thống giátrị, những truyền thống và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét (Reflect-phảntư) về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt - con người, có lítính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ýthức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thànhtựu của bản thân, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trìnhvượt qua cả giới hạn của bản thân”1. Theo định nghĩa này, khái niệm văn hóa được đề cập tới theo bacấp độ khác nhau. Ở mức đơn giản nhất, văn hóa được xem là văn học và nghệ thuật. Phức tạp hơn,ngoài văn học và nghệ thuật, văn hóa còn bao gồm cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thốnggiá trị, truyền thống và đức tin của con người, tức là hệ thống các giá trị tinh thần của con người haymột nhóm người t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: