Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người -2Mỗi nền văn hoá đều có những hình mẫu nền tảng xác định đặc điểm của sự nhìn nhận, sự suy tư và phương thức thâm nhập vào hiện tượng cũng như bản chất sự vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người -2 Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người -2Mỗi nền văn hoá đều có những hình mẫu nền tảng xác định đặc điểm của sựnhìn nhận, sự suy tư và phương thức thâm nhập vào hiện tượng cũng nhưbản chất sự vật. Trong mỗi thời đại, các hình mẫu đó lại có những đặc điểmkhác nhau. Do quen tiếp nhận những hình mẫu và phong cách chiếm hữu thếgiới bằng con mắt của văn hoá hiện đại, với bộ máy tư duy phát triển, vớiphương thức nhận thức khoa học tinh tế, với sự phân tích tâm lý chính xác,chúng ta thấy dường như những hình thức văn hoá trước đó là thiếu hoànthiện. Nhưng trên thực tế, khi chưa có phương thức thâm nhập thế giới vớibộ máy tư duy hoàn thiện, văn hoá Trung Hoa cổ đại hay văn hoá châu âutrung cổ đã đạt tới những đỉnh cao trong các lĩnh vực toán học, thơ ca vànhững hệ thống triết học sâu sắc. Đương nhiên, chúng ta khó có thể bác bỏmột sự thật là, sự hiểu biết thế giới vật chất trong vật lý học Châu Âu thế kỷXX sâu sắc hơn vật lý học cổ đại Hy Lạp. Sự khám phá các phản ứng hạtnhân trong vật lý học cổ đại Hy Lạp là điều không thể có được. Nhưng điềuđó chỉ nói lên rằng, khả năng của khoa học - kỹ thuật trong thời đó là có hạn.Ý chí sáng tạo và nỗ lực trí tuệ phi thường của con người trong khát vọngkhám phá thế giới không thể khắc phục được hạn chế của khoa học - kỹthuật ở các nền văn hoá đó. Lui đơ Brôi khi nêu lên đặc tính phát triển của tưtưởng khoa học trước thế kỷ XVIII đã viết: ...Khi không hiểu khái niệmvector, không hiểu các phương pháp đại số học và lượng giác thì người takhông thể có khả năng phân tích những vật thể vô cùng nhỏ bé, những yếutố như những phương tiện, nền móng cho sự quan sát và thực nghiệm để tìmra những chân lý sơ đẳng, để cuối cùng người ta cải tạo quan niệm của mìnhvề thế giới và toàn bộ nền sản xuất”.Chúng ta không thể trách cứ các nhà khoa học, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổđại rằng họ không biết phân tích vi vật thể và do đó, họ không làm đượcnhững gì lớn hơn điều họ cần làm. Bởi trình độ khoa học và do đó, thế giớiquan của họ được xây dựng trên trình độ và đặc điểm văn hoá thời đó. Sẽ làvô nghĩa nếu nói rằng, lý thuyết của Arixtốt về sự rơi tự do của vật thể làđúng đắn, còn lý thuyết của ông về sự bay lên của vật nhẹ là sai lầm. Nhữngtri thức về thế giới mả người Hy Lạp tổng kết được đã phản ánh trực tiếphình thức văn hoá và trình độ cảm nhận thế giới một cách độc đáo của vănhoá cổ đại Hy Lạp. Đó là một thế giới luôn thay đổi, A.C.Lôxép viết: có thểsờ mó được, nó tồn tại như một cơ thể sống, nó ảnh hưởng tới bất cứ một sựtồn tại nào khác về sau. Đó không phải gì khác ngoài vũ trụ vật chất, cảmgiác và vũ trụ sống, là vật thể luân hồi vĩnh cửu, nó nảy sinh từ cái hỗn mangrồi chuyển thành cái hài hòa, cái độ, nhịp điệu, trở thành đại lượng phát triểnlên, hoà lặng rồi lại đi tới tan vở, phá đi cái kết cấu hài hoà ban đầu để rồi lạiđi đến thế hỗn mang.Với cảm quan vũ trụ như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã vẽ nên bức tranhthế giới mà ở đó, lửa là sự sống chân chính, sự hình thành nên thế giới đócũng là sự lắng đọng của lừa như là yếu tố đầu tiên thống nhất, như cái toànvẹn vũ trụ, ở đó không hề có ranh giới giữa các chu kỳ tự nhiên và conngười, giữa thế giới vĩ mô và vi mô, ở đó tất cả do một nhịp điệu thống nhấtđiều chỉnh, một sự hài hoà tồn tại thông qua các mâu thuẫn vĩnh hằng. Phépbiện chứng đã được sinh ra trên nguyên tắc đó như một phương pháp tư duymới. Và điều đó dẫn Đêmôcrít tới tư tưởng về tính đa trị của các cá thể trongthế giới, tới quan niệm về tính hỗn mang, tính ngẫu nhiên của tất cả nhữnggì tự sinh ra và tự diệt vong, và cuối cùng là thuyết nguyên tử và chânkhông.Mỗi nền văn hoá cũng hình thành nên tri thức về quan hệ giữa các sự vậttrong thế giới. Nhờ sự quan sát trực tiếp các mối quan hệ trong thế giới sựvật, nên lối tư duy trong văn hoá Hy Lạp cổ đại là hết sức mềm dẻo, nó cósự hỗ trợ của trực giác, của tư duy hình học và của sự khám phá cơ chế bêntrong, do đó trong hội họa, nguyên tắc phối cảnh đường thẳng chiếm ưu thế.Không phải ngẫu nhiên mà Averinxép nói rằng, thuật xem tướng dựa vàohình dạng và sụ thể hiện nét mặt để biết tính cách và số phận con người trởthành khoa học phổ biến thời cổ đại và trung đại, giống như vật lý họcNiutơn trong thời đại ánh sáng. Sự nhìn nhận sự vật qua những hình ảnh độcđáo, qua những lực đấu tranh với nhau, thậm chí qua các nguyên tử đó là đặcđiểm của hình thức văn hoá, thể hiện khả năng sáng tạo phi thường của conngười thời đại đó.Tri thức Châu Âu Thời mới, về nguyên tắc, được hình thành trên sự quan sátthực nghiệm của các mối quan hệ nhân quả để từ đó khẳng định bản chất sựvật. Sự vật được nhìn nhận như sự giao thoa giữa nguyên nhân và kết quả,giữa cấu trúc bên trong bí ẩn và hình thức sống động bên ngoài, như là biểutượng và cuối cùng là sự thể hiện một trật tự thế giới bậc cao, sự thể hiệnbản thân tồn tại. Trong văn hoá Thờ ...