Thông tin tài liệu:
Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dài Chúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho hai tuổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật , cũng bởi hồi ấy là thời bình an (1600-1868). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 11. THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO CHƯ ƠNG XI THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ B AS HO1. Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ởthị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dàiChúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho haituổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật , cũng bởi hồi ấy làthời bình an (1600-1868). Đôi bạn làm thơ dưới sự hướng dẫn của Kigin . Một số bài thơcủa đôi bạn bắt đầu xuất hiện trong vài hợp tuyển thơ ca hồi ấy. Nhưng tình bạn văn chương ấy kết thúc sơm vì Yoshitada chết lúc 24 tuổi . Basho thực hiện chuyến hành hương đầu tiên lên núi Koya để đặt một nạm tóc củabạn Yositada vào chùa. Trong rừng vắng giữa đền chùa và mộ địa, Basho bắt đầu cảmnghiệm về nỗi vô thường và niềm cô tịch - những cảm thức rồi sẽ thấm sâu vào mỗi dòngchữ sau này. Sau đó, Basho rời bỏ lâu đài xứ Iga nơi đầy kỉ niệm dù không được phép của Chúađại danh. Ông cũng muốn xa rời người goá phụ trẻ đẹp của bạn mà ông đã thầm lặng yêuthương, bởi ông biết đó chỉ là mối tình vô vọng. Năm năm kế tiếp ông sống ở Kyoto , tiếptục học cổ văn Nhật, ngoài ra còn đọc cổ văn Trung Quốc và thư pháp, khi thì sống trongnhà ông thầy, khi thì ở đền chùa. Năm 1672 về thăm quê vài tháng, Basho không trởlại kinh đô Kyoto mà đi về phía đô thị Edo (ngày nay là thủ đô Tokyo) . Edo là thành phốlớn nhất nước Nhật hồi đó , văn hoá đang phát triển khiến ta nhớ đến thời Phc Hưng Tây Âu.Thị dân và nông dân đều khát khao kiến thức văn hoá mới mà giới quí tộc không còn làmchủ được nữa. Học vấn được phát triển cả Nho học Trung Hoa và quốc học Nhật. Phật giáonhường một bước cho Nho giáo, mặt khác văn hoá huyền thoại dân tộc cũng được duy trì. Văn chương thời này được gọi là ” văn chương phù thế”. Nghĩa là nó chỉ sống vớinhững hiện tượng cuộc đời trần tục, chấp nhận nó mà không bận tâm với những gì trừutượng xa xôi. Sắc dục và tiền bạc là hai đề tài phổ biến trong tiểu thuyết và sân khấu .Trong cái xã hội cuồng nhiệt với tiền tài tình dục ấy, Basho như là kẻ lạc loài. Nhưng chínhnhờ đó ông trở nên thiên tài duy nhất cuả thời đại. Ông xa lánh của cải vật chất để đi theocon đường tâm linh cô tịch. Ông từ chối một chức quan của triều đình với những lợi lộc màtheo đuổi thơ ca không bao giờ hối tiếc. Trong cái xã hội phù thế nhốn nháo ấy, nhà thơđứng cao hơn nó. Ông nổi tiếng và được mọi nơi trọng vọng . Lúc này ở kinh đô đã có tớihai trường phái thơ haiku, và Basho đã được văn giới kinh đô nồng nhiệt đón nhận. Nhiềunăm sau, với nhiều thời gian tích luỹ , rèn luyện thử thách Basdho đã trở thành biểu tượngđiển hình nhất của thơ haiku. Một thương gia giàu có ngưỡng mộ ông đã xây cho ông mộtngôi nhà bên dòng sông, bên nhà có một cây chuối do học trò trồng cho thầy. Ông rấtyêu cây chuối và lấy tên nó (ba tiêu = basho) làm bút danh. Ngôi nhà ở được ông đặt là“Ba tiêu am“ (Basho an). Ông thích bài thơ “Ba tiêu” của Bạch Cư Dị “Cách song tri dạvũ, ba tiêu tiên hữu thanh “ (Đêm ở trong nhà biết ngoài trời rơi mưa, ấy là do câychuối lên tiếng trước). Từ năm 28 tuổi, Basho học thiền đạo. Đến năm 37 tuổi trở đi phongcách thơ thiền Basho hình thành rõ nét với 5 bài thơ nổi tiếng về con quạ . Trên cành khô, cánh quạ đậu chiều thu Bài thơ đơn sơ cực độ mà sâu thẳm vô cùng. Một chiều mùa thu xám tối, âm u,con quạ dừng trên cành khô héo úa, nó đang chuyển động cùng vũ trụ. Hoàng hôn cô tịch,con quạ cô đơn, chiều thu cô liêu chiếm hết không gian lặng lẽ nhưng vẫn chuyển động.Nhà thơ hoà nhập với chúng, bay theo thời gian, thời gian lướt qua cánh quạ im lìm, cànhcây khô và buổi chiều thu ấy. Là một hoạ sĩ, sau này ông còn vẽ một bức tranh thuỷ mặcmiêu tả bài thơ này. Với bài thơ Con quạ, Basho đã chính thức tạo dựng thể thơ haiku bất hủ và ôngchính thức lên đường. Biết bao giấy mực đã bình phẩm bài thơ “con quạ” trên đất nước PhùTang .Ba Tiêu Am và những bước đường phiêu lãng Ba Tiêu Am ở được hai năm thì bị cháy cùng một nạn hoả hoạn lớn ở thành Edo .Bạn bè và đệ tử lại xây cho ông một căn nhà mới ở thành Fukagawa . Một năm sau ôngkhởi hành chuyến đi mới. Cuộc ra đi lần này để lại tập Nhật ký gió mưa đồng nội(Nozarasgi kiko). Từ đây nhà thơ trút bỏ hết ràng buộc trần tục. Tập bút kí này còn pha trộnvăn xuôi và haiku. Hai năm sau cuộc hành trình, Basho tạo ra chấn động văn học nướcNhật với bước nhảy của con ếch : Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao Biết bao lời bình luận bài thơ kì bí này. Theo ý kiến Basho thì “thơ ca chỉ sinh ra từsự hoà điệu khi ta và sự vật trở thành Một, khi ta đã lặn sâu vào lòng sự vật để nhìn thấyđiều gì đó tựa như tia sáng mờ ảo ẩn giấu ở đó . . .” “... Ao cũ không nằm ở đâu cả nhưng đồng thời nằm trong Basho và trong chúng taNó cũ nghìn xưa đồng thời có mặt ngay bây giờ vì nó là vô thuỷ vô chung. Một con ếchđánh thức vũ trụ với bước nhảy của mình. Ếch ta nhỏ nhoi đang nhảy vào cuộc sống, tacũng là chiếc ao cũ và là tiếng vang của chính ta và tiếng vang của vũ trụ. Ao cũ hay cànhkhô, con quạ hay con ếch, nếu bạn đọc cảm nghiệm được nỗi cô tịch và cái u huyền củachiều thu , nghe được tiếng vang của nước ao cũ thì nó sẽ tràn đầy trong hồn ta một cảmxúc mới “. Những chuyến đi tiếp tục, một tập kỷ hành khác lại ra đời. Hai mưoi năm trở lại gặpnhững cây anh đào gần Kyoto. Giữa mùa xuân bùi ngùi đứng ngắm cây mà nhớ người bạnthơ yểu mệnh xưa : ...