Năm 1869 vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi, khởi xướng công cuộc “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây”. Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời (1899) nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảy vọt kinh tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CHƯ ƠNG XII GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Năm 1869 vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi, khởi xướng công cuộc “đổi mới”đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây”. Từ đó nước Nhật mởra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua vớilòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời (1899) nướcNhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảyvọt kinh tế khiến cả thế giới phải kinh ngạc, nhiều dân tộc ở châu Á phải khâm phục .Rabindranath Tagore thi hào Ấn Độ khi đến thăm Nhật Bản vào năm 1916 đã viết :“Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ, Nhật bản nhờ những mối quan hệ và vachạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế giới. Bằng cách đó, người Nhậtđã chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không bằng những thần thoại huyền hoặccủa quá khứ” . Sự đổi mới kinh tế tác động mạnh mẽ đến nền văn học nghệ thuật của nước này . Bộmặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt , văn học nghệ thuật cũng đổi thay màu sắc . Nếu thời trung đại văn học Nhật chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho và Phật của TrungQuốc thì thời mở cửa lại tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ phương Tây : Anh ,Pháp , Mỹ. Đặc biệt tư tưởng dân quyền của Jean Jacques Rousseau (1712-1778) nhà tưtưởng Pháp và những nhà lí luận hiến pháp của Đức đã ảnh hưởng đến trí thức văn nghệ sĩNhật bản. Những tư tưởng ấy như luồng gió mới thổi vào văn học nghệ thuật những cảmhứng của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiệnthực, chủ nghĩa tự nhiên khiến văn nghệ Nhật phát triển mạnh . Người đặt viên gạch đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực Nhật là Tsubouchi Shoyo(1869- 1935). Trong tác phẩm Bản chất của tiểu thuyết (Shosetsu Shinjui) xuất bản năm1885, Tsubouchi Shoyo đã đề xướng viết văn phải tôn trọng khách quan, phản ánh đời sốnghiện thực, phải áp dụng phương pháp viết mới mà ông tiếp thu được trong văn học châu Âu.Tác phẩm mới đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực Nhật kết hợp văn viết và văn nói là Mâytrôi(Ukigumo)xuất bản năm 1887 của Futabotci Shimei (1864-1909). Sách miêu tả đời sốngbình thường và những ước mơ cao đẹp của nam nữ thanh niên Nhật đương thời. Từ đó nhiều người noi theo, sáng tác những tác phẩm mới khác hẳn tiểu thuyết bác họcquí tộc trước đó. Nhiều tổ chức văn học theo khuynh hướng này hình thành, trong đóNghiên cứu xã (Ken Yusha) là tổ chức tiêu biểu. Tiếp đến các trường phái khác lần lựơt ra đời ảnh hưởng không nhỏ đến phong tràosáng tác văn học. Trong tác phẩm của họ xuất hiện những đề tài về số phận con người bikịch cá nhân miêu tả những tâm trạng bi quan, thất vọng . . . Đại biểu của trường phái nàyphải kể Kitamura Tokoku (1868-1894), nữ văn sĩ Higuchi Ichio (1872-1896),Kunikida Doppo (1871-1908), Tayama Katai (1871-1930), Mori Ogai (1862-1922)và Natsume Soseki (1867-1916) . Kunikida là nhà văn nổi bật trong số nhà văn theo phong trào đổi mới kể trên .Ông bắt đầu nhận thức được tính hai mặt của cuộc duy tân. Cải cách kinh tế làm cho nướcNhật giàu có lên nhanh chóng nhưng đơì sống công nghiệp cũng huỷ hoại không ít đến bản sắcvăn hoá truyền thống Nhật bản, đặc biệt mặt tâm hồn. Nhà văn cảm thấy đau buồn, cô đơn,ông viết trong hồi kí như sau: ”xã hội đầu độc và huỷ hoại tâm hồn tôi. Phải chăng cái sứcmạnh ma quỉ của xã hội đang biến con người thành vật hi sinh cho danh vọng và sự 99nhục nhã. Cho sự làm giàu và những cuộc vỡ nợ ? . . . Con người chỉ nhìn thấy những gì bềngoài. Còn cái đẹp, chân lí bên trong và Tạo hoá không hề rung động anh ta . . .” Tâm trạngcủa K.Doppo phản ánh thực trạng của sự xung đột giữa văn minh phương Tây với truyềnthống Nhật bản đang xảy ra ở đất nước tiên phong duy tân này . Xung đột đó dai dẳng, trởthành chủ đề chính của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật Nhật Bản. Nổi bật nhất làKawabata nhà văn giải Nobel mà chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ ở phần sau. Năm 1912, Minh Trị thiên hoàng qua đời, vua Taisho lên ngôi (1912-1926).Lúc này Kawabata còn ở tuổi thiếu niên . Một tuổi trẻ u buồn, cha mẹ ông mất khi ôngmới bốn tuổi. Ông phải sống với ông bà nội và chị gái. Khi họ qua đời, Kawabata còn trơtrọi một mình . Mười lăm tuổi Kawabata bắt đầu tự kiếm sống và nếm mùi cay đắng cuộcđời . Lớn lên Kawabata chứng kiến hai thảm hoạ lớn của nước Nhật : Đại chiến thế giới lầnthứ Nhất(1914-1918). Do tham vọng bành trướng mà Nhật mang quân sang Trung Hoa, vùng Tháibình dương và đến tận Siberi phía bắc .Nhiều lớp thanh niên Nhật phải xa quê hương laovào những trận mạc xa lạ. Riêng ở Siberi, Nhật đã mất 23 000 quân. Sau chiến tranh, đờisống vô cùng khó khăn thì năm 1923, một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở vùng Kanto(khoảng giữa Tokyo và Yokohama), 10 vạn người chết, 50 vạn người bị thương, trên 70vạn ngôi nhà bị tàn phá. Những cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cơm áo của nhân dânNhật nổ ra liên miên. Văn học Nhật cũng chuyển theo khuynh hướng dân tộc - đại chúng,nhiều văn phái mới ra đời. Trước hết, phái Shira Kaba (Bạch hoa) gồm nhiều nhà văn trẻ. Phái này chủ trươngtôn trọng cá tính và lập trường nhân đạo chủ nghĩa để nói lên nỗi bất hạnh của người tríthức hiện đại. Họ tạo ra lối viết “tiểu thuyết tự truyện” gọi là “tiểu thuyết về tôi”(Watakushi Shosetsu). Shiga Naoyo là nhà văn thành công về tiểu thuyết “tự truyện”. Tácphẩm Waka ( hoà giải) của ông là tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra còn có Yozo (Tình bạn)của Musanozoki Sancatsu, Aru onna (Có một người đàn bà) của Arisshima Takeo. v. v. . . Một văn phái khác lấy tên là Shinshicho tân tự trào) lại chủ trương phản ánh mâuthuẫn của xã hội, dùng lí trí phân tích mổ xẻ thế giới nội tâm phức tạp bí ẩn của ngườiđương thời. Nhà văn Akut ...