Danh mục

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 13. KAWABATA YASUNARI

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KAWABATA YASUNARI nhà tiểu thuyết hiện đại (1899-1972)Sinh trưởng tại ngoại ô thành phố Osaka, đến tuổi mười sáu , Kawabata đã cho ra mắt tác phẩm đầu tay Nhật ký tuổi mười sáu (Juro Kusaino Nikki). Tác phẩm báo hiệu một tài năng mới mẻ đầy triển vọng của nước Nhật Bản. Năm 21 tuổi Kawabata cùng bạn bè sinh viên trường đại học Tổng hợp Tokyo sáng lập tạp chí Trào lưu mới (Sintio) . Truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn của Kawabata đăng trên tạp chí này. Nhiều người sành văn chương đã khen ngợi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 13. KAWABATA YASUNARI CHƯ ƠNG XIII KAWABA TA YASU NARI nhà tiểu thuyết hiện đại (1899- 1972) Sinh trưởng tại ngoại ô thành phố Osaka, đến tuổi mười sáu , Kawabata đãcho ra mắt tác phẩm đầu tay Nhật ký tuổi mười sáu (Juro Kusaino Nikki). Tá cphẩm báo hiệu một tài năng mới mẻ đầy triển vọng của nước Nhật Bản. Năm 21tuổi Kawabata cùng bạn bè sinh viên trường đại học Tổng hợp Tokyo sáng lập tạpchí Trào lưu mới (Sintio) . Truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn của Kawabata đăngtrên tạp chí này. Nhiều người sành văn chương đã khen ngợi truyện ngắn của Kawabatakhiến từ đó ông say mê văn chương thôi hẳn cái mộng làm hoạ sĩ. Ông tìm đọc tácphẩm của nhiều nhà văn nổi tiếng phương Tây và phương Đông . Tác phẩm củacác nhà văn Marcel Prust, James Joyce, A. Shekhov, L. Tolstoi . . . đã gây nhiềuhứng thú cho ông.Năm 1923 ông được mời làm trong ban biên tập của tạp chí Văn nghệ xuân thu( Bungei Shunziu) do nhà văn Kikuchia Kan sáng lập, đồng thời cùng nhà vănYokomitsu thành lập tạp chí Văn nghệ thời đại ( Bungei Jidai ) . Kawabata chuyên tâm sáng tác văn học bên cạnh công việc biên tập viên. Năm1948 ông được bầu làm chủ tịch Hội văn bút (Pen Club) Nhật bản. Lúc này các tràolưu văn học phương Tây với khuynh hướng hiện đại đua nhau tràn vào nước Nhật.Thoạt đầu ông cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của các khuynh hướng đó . ka sángtác theo chủ nghĩa duy cảm mới nhưng ngòi bút của ông không bị cám dỗ bởi vẻhào nhoáng, tân kỳ, quái đản và phi lý của một số khuynh hướng “hiện đại” TâyÂu. Ông không xa rời tính độc lập dân tộc và hình thành bản lĩnh của mình, chủtrương giữ gìn di sản văn học và truyền thống mĩ học dân tộc. Ông nói: “bị lôicuốn bởi những trào lưu hiện đại phương Tây đôi lúc tôi cũng thử làm theo. Nhưngtôi phải giữ cái gốc rễ phương Đông của mình và không bao giờ rời bỏ conđường ấy” . Những tác phẩm ưu tú của các nhà văn cổ điển Nhật đã ảnh hưởng sâu sắcđến tài năng của Kawabata. Nhà văn cho biết rằng truyện Genji monogatari củanữ sĩ Murasaki Sibiku (978-1044) kiệt tác của nền văn chương cổ đã tác động sâusắc đến khiếu thẩm mĩ và ngôn từ nghệ thuật của ông. Ông viết : “Trong cácmonogatari, Genzi là thiên truyện không ai có thể vượt qua được kể cả trước vàsau đó. Không có tác phẩm nào thấm sâu vào lòng người đến thế, không có tácphẩm nào biết thể hiện vẻ đẹp u buồn của sự vật một cách sâu sắc và cảm động đếnthế. Nhiều tác giả sau này cố bắt chước Genji nhưng vẫn thua xa. Không phải bàncãi nữa, bút pháp Genji là vô song. Phong cảnh đất nước Nhật với sắc trời thayđổi bốn mùa xuân hạ thu đông, hình ảnh những người và phụ nữ Nhật sinhđộng mà rõ nét như bằng xương bằng thịt ” . Genji không chỉ là được coi là “sách giáo khoa sáng tác” choKawabata mà còn nhiều nhà văn khác nữa. Kawabata còn biết kết hợp những khái niệm mĩ học và triết học Nhật bảnchặt chẽ và sinh động. Ông rút ra những nét đặc sắc của truyền thống văn hoá dântộc với những khám phá sáng tạo của mình . Đọc tiểu thuyết của Kawabata, giới phê bình đều cảm nhận thấy thi pháp tiểuthuyết Kawabata khá gần gũi với thi pháp thơ haiku. Chính Kawabata đã nói“tác phẩm của tôi thường được tả như là tác phẩm chân không” . Cái “chânkhông” đó là sự trống vắng thường xuất hiện trong haiku, trong tranh thuỷ mặc,trên sân khấu Noh, trong vườn đá tảng” . Tiểu thuyết Vũ nữ Itzu (Itju no Odoriko) Năm 1925 Kawabata cho ra đời tiểu thuyết ngắn đầu tiên là Vũ nữ Itzu . Đây là tác phẩm tiêu biểu theo “chủ nghĩa duy cảm mới”. Bằng cảm xúcchân thực, ông miêu tả tinh tế vẻ đẹp của cô vũ nữ ông gặp trên hòn đảo Itju. Vẻđẹp của thiếu nữ tuổi mười bảy trẻ trung đầy sức sống đang hoà lẫn trong nắngxuân bên con suối trong ngần, thanh khiết. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt diệukhiến người lữ khách quyến luyến không muốn rời hòn đảo. Hình ảnh cô vũ nữđọng mãi trong tâm trí ông. Về sau nhân vật này còn được tái hiện trong hai tiểuthuyết Hoa luân vũ khúc , Hồng đoàn ở Asakura . Tiểu thuyết Xứ tuyết (Yuki guni) Từ năm 1935 đến 1947, trong mười hai năm trời Kawabata miệt mài với Xứtuyết . Tác phẩm được đăng tải nhiều kỳ trên Tạp chí Văn nghệ Xuân Thu.Vẫn là chàng du khách xuất hiện trong Vũ nữ Itzu , lần này với tên là Shiamura . Simamura đã đứng tuổi, có vợ con, sống ở thủ đô Tokyo, thỉnh thoảng mộtmình đi du lịch xứ tuyết miền Bắc, ngắm phong cảnh và tắm suối nước nóng. Balần trong ba mùa xuân thu đông khác nhau, anh đến vùng này và quen biết mộtcô du nữ tên là Komako . Komako chơi đàn samisen… Cô bước chân vào nghềgeisha chuyên nghiệp để kiếm tiền trị bệnh lao cho Yukio, con trai của bà giáodạy nhạc của cô. Lần thứ hai gặp lại, cô tỏ lòng yêu anh thực sự. Anh cũng sayđắm không thể dời bỏ. . .Hai người tuy yêu nhau thắm thiết nhưng Komako sốngtrong nỗi khắc khoải, giày vò “chẳng biết anh ấy có thực sự yêu mìnhkhông ? ”. Còn anh ban đầu chỉ kết bạn giải khuây, sau bị tình yêu quyếnrũ thực sự. Nhưng Simamura là người không có khả năng chia sẻ tình yêu lớnlao của Komako. Anh vốn là người nhẹ dạ và nông nổi, đam mê hết thứ này đếnthứ khác. Những ngày ở xứ tuyết, anh còn yêu thầm người con gái tên Yokogặp trên một chuyến tàu đêm như một tình yêu lí tưởng chưa từng có. Yoko cũnglà một geisha, cô cũng hết lòng chăm sóc Yukio con bà giáo. Yuko bị Komakoghen gét nhưng vẫn bình thản tận tụy với chàng trai xấu số cho đến khi anhchết… Lần sau gặp lại, Yoko xin anh mang theo cô về Tokyo, anh chần chừ… Gặpđám cháy,Yoko xông vào cứu người và hi sinh. Anh buồn chán bỏ lại Komako vàxứ tuyết, trở về Tokyo trong thất vọng, hoang mang… Trong Xứ Tuyết, vẻ đẹp của vũ đạo và âm nhạc dân tộc cũng được nhân vậtShimamura phóng đãng phiêu lưu phát hiện sau ...

Tài liệu được xem nhiều: