Danh mục

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 2. PHÂN KÌ VĂN HỌC ẤN ĐỘ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân kỳ lịch sử văn học Ấn Độ là một việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, nói chung ý thức về thời gian lịch sử của người Ấn không phát triển mạnh mẽ. Về thời điểm ra đời của một tác phẩm, người ta có thể tranh cãi nhau với sự sai lệch hàng mấy trăm năm. Tránh cái khó này, một số công trình về văn học Ấn thường giới thiệu lần lượt các nền văn học trong các ngôn ngữ khác nhau hoặc giới thiệu lần lượt các thể loại trong nền văn học này. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 2. PHÂN KÌ VĂN HỌC ẤN ĐỘ CHƯƠNG II - PHÂN KÌ VĂN HỌC ẤN ĐỘ Phân kỳ lịch sử văn học Ấn Độ là một việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ,nói chung ý thức về thời gian lịch sử của người Ấn không phát triển mạnh mẽ.Về thời điểm ra đời của một tác phẩm, ngườ i ta có thể tranh cãi nhau với sự sailệch hàng mấy trăm năm. Tránh cái khó này, một số công trình về văn học Ấn thường giới thiệulần lượt các nền văn học trong các ngôn ngữ khác nhau hoặc giới thiệu lầnlượt các thể loại trong nền văn học này. Cách làm như vậy có nhược điểm làkhông cho thấy những vận động chung có tính chất toàn lục địa trong nhữnggiai đoạn lịch sử lớn nhất định và do đó khó trình bày những đặc điểm bản chấtcùng quy luật phát triển của nền văn học Ấn. Nền văn học đa ngữ của Ấn Độ cần phải được giới thiệu theo tiến trình lịch sử qua các thời đại quan trọng cho dù sự xác định ranh giới thời gian có thể còn nhiều tranh cãi,miễn là làm nổi bật sự phân biệt của mỗi thời đại về bản chất tinh thần, nội dung vàhình thức văn chương. Tên gọi của mỗi thời đại vì thế có thể không lệ thuộc vàophân kỳ lịch sử mà xuất phát từ tên của thành tựu vĩ đại nhất hoặc vận động qua ntrọng nhất của mỗi thời kỳ văn học. 1. Văn học cổ đại ( khoảng từ 1500 tr CN đến thế kỷ X sau CN) 1.1. Thời đại Veda từ 1500 đến 600 tr CN “Veda” – tên của tác phẩm văn chương đồng thời là tác phẩm tôn giáo đầu tiên thường được dùng để gọi tên thời bình minh của văn học Ấn. Thời kỳ này, văn minh Ấn Độ nảy nở giữa rừng xanh. Các rishi (thi nhân, thấu thị) đã đi từ thế giới cảm quan sinh động tới những lĩnh vực trừu tượng siêu hình và cuối cùng đạt đến kết luận về sự đồng nhất và hợp nhất giữa linh hồn con người và linh hồn vũ trụ. Thần thoại đã xuất hiện trước tiên (trong các kinh Veda, chủ yếu là Rig Veda) rồi sau đó là văn chương - triết học (trong các kinh Upanishad). Ngôn ngữ Sanskrit từ giai đoạn đầu tiên còn hết sức cổ sơ (mà nhiều học giả gọi là giai đoạn ngôn ngữ Veda) đã ngày càng được rèn giũa và tăng cường hiệu quả trong luận giải và thuyết giảng. 1.2. Thời sử thi và Phật giáo từ 600 tr CN đến thế kỷ IV Nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên chứng kiến sự hình thành lần lượt các sử thi lớn nhất của Ấn Độ. Các sử thi đã phản ánh hiện thực lịch sử của thời kỳ hình thành, phát triển của những vương quốc lớn ở Ấn Độ và xung đột, chiến tranh giữa chúng. Hai sử thi sanskrit : Mahabharata và Ramayana có dung lượng lớn hơn, tầm phổ biến và ảnh hưởng rộng rãi hơn.Chúng cũng thuộc về các tác phẩm kinh điển của đạo Bà la môn nhưng có tínhvăn chương, tính trần thế đậm đà hơn Veda, Upanishad nhiều. Xảy ra gần đồng thời với thời đại anh hùng là sự xuất hiện nhữngphong trào tôn giáo - triết học chống Bàlamôn. Các guru (đạo sư giácngộ) đã dũng cảm phủ nhận hệ thống đẳng cấp, nghi lễ, các giáo điều chật hẹptrong tôn giáo Bàlamôn và thuyết giảng những nguyên tắc đạo đức của tìnhyêu nhân loại, lòng trắc ẩn và đức vị tha. Văn học Phật giáo gắn liền với tôngiáo của vị đạo sư vĩ đại nhất: Đức Phật. Các kinh Phật (thời gian đầu viết bằngtiếng Pali, về sau bằng tiếng Sanskrit) là một di sản tinh thần quý báu trong vănhọc thế giới – không chỉ do vẻ đẹp đạo đức mà cả vẻ đẹp văn chương.1.3. Thời cổ điển từ đầu công nguyên đến khoảng thế kỷ X, trong đó nổi bật làcác thế kỷ IV, V, VI Đây là thời kỳ có những triều đại phong kiến phát triển thịnh vượng về mọimặt. Cũng là thời phục hưng của tinh thần truyền thống: đạo Bàlamôn phát triểnđến giai đoạn cổ điển thành đạo Hindu. Văn học cung đình bằng tiếng Sanskritnảy nở cực độ, để lại nhiều thành tựu có vẻ đẹp mẫu mực, kinh điển trong mọithể loại. Trong đó nổi bật lên Kalidasa, nhà thơ và kịch tác gia vĩ đại, “kỳcông thứ nhất” của văn học Ấn Độ.2. Văn học trung đại (từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XVIII) Hồi giáo xâm nhập và sự hỗn dung Hindu giáo - Hồi giáo đã khiến chovăn học trung đại phát triển mạnh thơ ca sùng tín. Các bhakta (thi nhân –sùng tín) dâng tình yêu lên Đấng Tối Cao với niềm tin đạt đến hợp nhất vớiĐấng Tối Cao trong tình yêu và bằng tình yêu (bhakta) chứ không phải trithức (jnana) hay hành động (karma). Tinh thần tự do, cởi mở nên hình thứccũng phóng khoáng. Thơ ca sùng tín nở rộ phong phú trong khắp các phươngngữ, cả ngữ hệ Arian lẫn ngữ hệ Dravidian, chấm dứt thời kỳ độc tôn của Sanskrit.3. Văn học cận hiện đại (từ thế kỷ XVIII đến nay) Bị phương Tây nhòm ngó và cuối cùng bị đặt dưới sự đô hộ của thực dân Anh, Ấn Độphải đấu tranh dài lâu để cuối cùng giành lại độc lập. Đây là thời kỳ Ấn Độphát triển chủ 1 5nghĩa dân tộc, đồng thời mở rộng ra quốc tế. Văn học Ấn Độ đã thựchiện sự tổng hợp Đông – Tây để phát triển đến một trình độ mới.Đại diện xuất sắc nhất, Rabindranath Tagore, “kỳ công thứ hai” củavăn học Ấn, đạt giải Nobel văn chương vào năm 1913 đã đưa Ấn Độtới một địa vị rõ ràng hơn trong bối cảnh chung của văn học thế giớithế kỷ XX . ...

Tài liệu được xem nhiều: