Văn học Việt Nam hiện đại - Phương pháp tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy: Phần 2
Số trang: 123
Loại file: pdf
Dung lượng: 691.30 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 Tài liệu Phương pháp tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Khải của TS. Đào Thủy Nguyên tương ứng với nội dung chương 3 - Cảm hứng chiêm nghiệm - triết lý, cũng là chương cuối cùng của Tài liệu. Qua công trình này bạn đọc sẽ hiểu hơn về các tác phẩm của tác giả Nguyễn Khải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Việt Nam hiện đại - Phương pháp tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy: Phần 2 Chương ba CẢM HỨNG CHIÊM NGHIỆM - CHIẾTLÝ I - NGUYỄN KHẢI VỚI NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG TRIẾT LUẬN Nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Khải, nhiều nhà phê bình chú ý tới năng lực phát hiện vấn đề như một dấu hiệu nổi bật trong sáng tác của ông. Nguyễn Khải không chỉ là một tài năng phát hiện vấn đề (Nguyễn Đăng Mạnh) ở những mặt phức tạp, khuất tối của hiện thực mà còn rất giỏi phát hiện ra những vấn đề ẩn sau các sự vật, hiện tượng tưởng như thật giản đơn quen thuộc [13]. Đọc Nguyễn Khải, người ta nghĩ ngay đến vấn đề ông đặt ra qua tác phẩm của mình, bởi điều Nguyễn Khải quan tâm trước tiên: vấn đề! Câu chuyện hình thành và phát triển theo yêu cầu của vấn đề. Chi tiết này, cốt truyện nọ, nhân vật kia cần có là đều vì yêu cầu thể hiện các vấn đề mà anh muốn nói [265]. Tìm kiếm phát hiện vấn đề, rồi gợi mở, đặt ra các vấn đề của đời sống để có cơ hội cùng bàn bạc, trao đổi, tranh luận, triết lý với những người cùng thời là chủ đích mà Nguyễn Khải luôn hướng tới với tinh thần nhập cuộc. Với mục đích trao đổi, bàn luận, đối thoại, Nguyễn Khải không dừng lại ở việc nêu vấn đề, ông cố gắng trình bày sự nghiên cứu, nghiền ngẫm của riêng mình [13]. Những chiêm nghiệm của ông nhằm nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại (Bakhtin) về cuộc đời và con người trên cơ sở một tư duy khoa học, cho thấy sự phấn đấu kiên trì của ông theo quan niệm: 176 Văn học là khoa học của lòng người, là lịch sử của lòng người. Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi và ngoắt ngoéo có thật của nó, như thế mới là sự thật theo quan niệm chân thật của tôi [71]. Nhìn chung, sáng tác của Nguyễn Khải không bị bó hẹp ở những nhận xét, đánh giá vụn vặt có tính nhất thời. Ông có ý thức khái quát cuộc sống ở mức độ cao và rút ra những chiêm nghiệm mang ý nghĩa triết lý, đạo đức nhân sinh có tính bền vững. Khuynh hướng chiêm nghiệm - triết lý đã hình thành ở Nguyễn Khải từ rất sớm... Từ Mùa lạc, người đọc nhiều khi đã thấy Nguyễn Khải thông qua nhân vật để nêu lên những vấn đề triết lý bình luận về một hiện tượng của cuộc sống (...). Nói chung, Nguyễn Khải đã thành công, phân tích sâu sắc nhiều vấn đề, đào sâu tâm lý nhân vật, phát hiện những khía cạnh của mâu thuẫn qua những câu chuyện rất bình thường của đời sống và hướng sự suy nghĩ của người đọc về một vấn đề nhất định, làm cho người đọc nhận thức được sâu sắc vấn đề xã hội mà tác giả nêu lên [28]. Tuy nhiên, thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải lúc ấy chủ yếu là sự nồng nhiệt và hào hứng của tuổi trẻ, những lời tổng kết có tính chất lý thuyết không tránh khỏi có những lúc hấp tấp, vội vàng. Độc giả, vì thế, hầu như mới chỉ được nghe thấy chứ chưa được cảm nhận một cách thấm thía về những chiêm nghiệm. Những triết lý như thế này, dường như chưa có đủ chiều sâu chiêm nghiệm của cả tác giả và nhân vật: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con 177 đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy... [122,265] (Lời tác giả). Khi đã được sống trong cái hạnh phúc bình thường thì lại càng muốn đầy đủ mãi, vun đắp vào mãi không bao giờ cảm thấy vừa lòng (...). Vì sợi dây ràng buộc của gia đình ghê gớm lắm, năm tháng qua đi, lúc đầu còn cựa quậy, nhưng lâu dần thì chính anh lại tự thắt anh lại, như con diều hâu ấy mà, không sao thoát ra được nữa [122, 470] (Lời Nam). Hai cuốn tiểu thuyết: Chiến sĩ và Chủ tịch huyện ra đời cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ đã dần bộc lộ rõ khuynh hướng triết lý của Nguyễn Khải. Có thể gặp ở đó những nhận xét vừa thông minh vừa hóm hỉnh, những châm ngôn xử thế sâu sắc, những triết lý có giá trị từ những chuyện rất bình thường. Nếu trước đây, triết lý của Nguyễn Khải thiên về các vấn đề chính trị, xã hội thì đến hai tác phẩm này nhiều vấn đề thế sự đã dược Nguyễn Khải quan tâm và chiêm nghiệm một cách sâu sắc. Từ sau năm 1975, xu hướng triết lý thế sự ngày càng gia tăng, và nó trở thành nội dung chủ yếu trong các tác phẩm của Nguyễn Khải từ sau đổi mới. Đánh giá và chiêm nghiệm hiện thực trên cơ sở của những quan niệm triết học mang tính nhân bản, đó là đặc sắc riêng của sáng tác Nguyễn Khải từ sau 1975. Hầu hết tiểu thuyết của ông ở giai đoạn này đều mang tính chất của những cuốn tiểu thuyết triết luận. Cha và con và... là cuốn tiểu thuyết triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự (Lại Nguyên Ân). Gặp gỡ cuối năm là một tiểu thuyết kịch - triết lý (Nguyễn Văn Lưu) mà ở đó mỗi nhân vật là 178 một đơn vị nghệ thuật để cân chở một triết lý nào đó của tác giả (Lê Thành Nghị). Thời gian của người là triết lý về cách ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Việt Nam hiện đại - Phương pháp tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy: Phần 2 Chương ba CẢM HỨNG CHIÊM NGHIỆM - CHIẾTLÝ I - NGUYỄN KHẢI VỚI NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG TRIẾT LUẬN Nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Khải, nhiều nhà phê bình chú ý tới năng lực phát hiện vấn đề như một dấu hiệu nổi bật trong sáng tác của ông. Nguyễn Khải không chỉ là một tài năng phát hiện vấn đề (Nguyễn Đăng Mạnh) ở những mặt phức tạp, khuất tối của hiện thực mà còn rất giỏi phát hiện ra những vấn đề ẩn sau các sự vật, hiện tượng tưởng như thật giản đơn quen thuộc [13]. Đọc Nguyễn Khải, người ta nghĩ ngay đến vấn đề ông đặt ra qua tác phẩm của mình, bởi điều Nguyễn Khải quan tâm trước tiên: vấn đề! Câu chuyện hình thành và phát triển theo yêu cầu của vấn đề. Chi tiết này, cốt truyện nọ, nhân vật kia cần có là đều vì yêu cầu thể hiện các vấn đề mà anh muốn nói [265]. Tìm kiếm phát hiện vấn đề, rồi gợi mở, đặt ra các vấn đề của đời sống để có cơ hội cùng bàn bạc, trao đổi, tranh luận, triết lý với những người cùng thời là chủ đích mà Nguyễn Khải luôn hướng tới với tinh thần nhập cuộc. Với mục đích trao đổi, bàn luận, đối thoại, Nguyễn Khải không dừng lại ở việc nêu vấn đề, ông cố gắng trình bày sự nghiên cứu, nghiền ngẫm của riêng mình [13]. Những chiêm nghiệm của ông nhằm nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại (Bakhtin) về cuộc đời và con người trên cơ sở một tư duy khoa học, cho thấy sự phấn đấu kiên trì của ông theo quan niệm: 176 Văn học là khoa học của lòng người, là lịch sử của lòng người. Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi và ngoắt ngoéo có thật của nó, như thế mới là sự thật theo quan niệm chân thật của tôi [71]. Nhìn chung, sáng tác của Nguyễn Khải không bị bó hẹp ở những nhận xét, đánh giá vụn vặt có tính nhất thời. Ông có ý thức khái quát cuộc sống ở mức độ cao và rút ra những chiêm nghiệm mang ý nghĩa triết lý, đạo đức nhân sinh có tính bền vững. Khuynh hướng chiêm nghiệm - triết lý đã hình thành ở Nguyễn Khải từ rất sớm... Từ Mùa lạc, người đọc nhiều khi đã thấy Nguyễn Khải thông qua nhân vật để nêu lên những vấn đề triết lý bình luận về một hiện tượng của cuộc sống (...). Nói chung, Nguyễn Khải đã thành công, phân tích sâu sắc nhiều vấn đề, đào sâu tâm lý nhân vật, phát hiện những khía cạnh của mâu thuẫn qua những câu chuyện rất bình thường của đời sống và hướng sự suy nghĩ của người đọc về một vấn đề nhất định, làm cho người đọc nhận thức được sâu sắc vấn đề xã hội mà tác giả nêu lên [28]. Tuy nhiên, thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải lúc ấy chủ yếu là sự nồng nhiệt và hào hứng của tuổi trẻ, những lời tổng kết có tính chất lý thuyết không tránh khỏi có những lúc hấp tấp, vội vàng. Độc giả, vì thế, hầu như mới chỉ được nghe thấy chứ chưa được cảm nhận một cách thấm thía về những chiêm nghiệm. Những triết lý như thế này, dường như chưa có đủ chiều sâu chiêm nghiệm của cả tác giả và nhân vật: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con 177 đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy... [122,265] (Lời tác giả). Khi đã được sống trong cái hạnh phúc bình thường thì lại càng muốn đầy đủ mãi, vun đắp vào mãi không bao giờ cảm thấy vừa lòng (...). Vì sợi dây ràng buộc của gia đình ghê gớm lắm, năm tháng qua đi, lúc đầu còn cựa quậy, nhưng lâu dần thì chính anh lại tự thắt anh lại, như con diều hâu ấy mà, không sao thoát ra được nữa [122, 470] (Lời Nam). Hai cuốn tiểu thuyết: Chiến sĩ và Chủ tịch huyện ra đời cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ đã dần bộc lộ rõ khuynh hướng triết lý của Nguyễn Khải. Có thể gặp ở đó những nhận xét vừa thông minh vừa hóm hỉnh, những châm ngôn xử thế sâu sắc, những triết lý có giá trị từ những chuyện rất bình thường. Nếu trước đây, triết lý của Nguyễn Khải thiên về các vấn đề chính trị, xã hội thì đến hai tác phẩm này nhiều vấn đề thế sự đã dược Nguyễn Khải quan tâm và chiêm nghiệm một cách sâu sắc. Từ sau năm 1975, xu hướng triết lý thế sự ngày càng gia tăng, và nó trở thành nội dung chủ yếu trong các tác phẩm của Nguyễn Khải từ sau đổi mới. Đánh giá và chiêm nghiệm hiện thực trên cơ sở của những quan niệm triết học mang tính nhân bản, đó là đặc sắc riêng của sáng tác Nguyễn Khải từ sau 1975. Hầu hết tiểu thuyết của ông ở giai đoạn này đều mang tính chất của những cuốn tiểu thuyết triết luận. Cha và con và... là cuốn tiểu thuyết triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự (Lại Nguyên Ân). Gặp gỡ cuối năm là một tiểu thuyết kịch - triết lý (Nguyễn Văn Lưu) mà ở đó mỗi nhân vật là 178 một đơn vị nghệ thuật để cân chở một triết lý nào đó của tác giả (Lê Thành Nghị). Thời gian của người là triết lý về cách ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải Nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Khải Bình luận nghiên cứu văn học Bình luận văn học Công trình nghiên cứu Đào Thủy Nguyên Nghiên cứu tác phẩm Nguyễn KhảiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tính phức hợp trong trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo
8 trang 45 0 0 -
Bình luận ý nghĩa bài thơ 'Tự khuyên mình' của Hồ Chí Minh
5 trang 30 0 0 -
29 trang 20 0 0
-
Chuyên đề Lí luận văn học - Bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi
104 trang 18 0 0 -
Khảo sát một số công trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm
4 trang 12 0 0 -
175 trang 11 0 0
-
2 trang 11 0 0
-
Những vấn đề trọng tâm kiến thức Ngữ văn lớp 12: Phần 2
103 trang 7 0 0