Danh mục

Vật lý đại cương 1: Cơ nhiệt - Hoàng Văn Trọng

Số trang: 154      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.97 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Vật lý đại cương 1: Cơ nhiệt" có cấu trúc với mỗi phần đầu tiên đều tóm tắt lý thuyết với các công thức hay sử dụng, áp dụng lý thuyết vào giải một số bài toán liên quan. Cuối tài liệu đưa ra một số đề thi và đề kiểm tra. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vật lý đại cương 1: Cơ nhiệt - Hoàng Văn Trọng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1 CƠ – NHIỆTP T  const QH Q0 Q0 QC T  const V Chu trình Carnot Hà Nội 03/2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1 CƠ – NHIỆTSINH VIÊN : HOÀNG VĂN TRỌNGLỚP : K54 Địa lýQUÊ QUÁN : Giao Thủy – Nam ĐịnhĐIỆN THOẠI : 0974 971 149EMAIL : hoangtronghus@gmail.com Hà Nội 03/2014 Lời chia sẻ Vật lý đại cương bao gồm các nội dung cơ bản về Vật lý học và có quan hệ chặtchẽ với nhiều ngành khoa học tự nhiên khác như: Toán, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất,Môi trường, Khí tượng–Thủy văn–Hải dương học,... Với các đối tượng không chuyênthì Vật lý đại cương được đào tạo trong 2 môn học: Cơ Nhiệt và Điện Quang. Hầu hếtcác kiến thức này đã giới thiệu ở chương trình trung học phổ thông nhưng trên đại họcchúng ta mới có điều kiện tìm hiểu sâu bản chất các hiện tượng Vật lý, nguồn gốc vàcơ sở toán học của các công thức. Môn học Cơ Nhiệt nghiên cứu những vấn đề sau: + Cơ học nghiên cứu dạng chuyển động của các vật vĩ mô, giúp con người nhậnbiết được quy luật chuyển động của những vật mà hàng ngày chúng ta vẫn nhìn thấyvà ít nhiều chịu tác động từ nó. Tại sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên xe lại cóxu hướng đổ về phía trước? Tại sao Trái Đất quay quanh Mặt Trời chỉ mất 365 ngàytrong khi Sao Mộc quay quanh Mặt Trời lại mất 4329 ngày? Lực coriolis xuất hiện làdo đâu?... Các kiến thức cơ bản về Cơ học sẽ giúp ta giải thích được nhiều hiện tượngchuyển động trong tự nhiên. + Nhiệt học nghiên cứu mối quan hệ giữa các dạng năng lượng của một hệ vậtchất (nhiệt lượng, công, nội năng) trên cơ sở của Vật lý phân tử. Từ đó có thể hiểunguyên lý làm việc của một số loại động cơ như: máy nổ, máy phát điện, tủ lạnh, điềuhòa, động cơ ô tô,… Để tiếp thu được dễ dàng hơn thì trước hết phải hiểu và nắm được lý thuyết trênlớp, sau đó tùy từng bài tập cụ thể mà vận dụng cho linh hoạt. Nền tảng toán học vềđạo hàm, vi phân, tích phân, các phép toán véctơ (cộng, trừ, tích vô hướng, tích cóhướng) là rất cần thiết đối với môn học này. Học tới phần nào cần hiểu sâu sắc phầnđó vì không chỉ liên quan đến bài tập mà đề thi cuối kỳ còn có cả nội dung lý thuyết,viết biểu thức, cách thiết lập công thức và vận dụng lý thuyết để giải thích hiện tượng. Phần Cơ học chủ yếu giới thiệu về Cơ học cổ điển của Newton với các chương:động học chất điểm, động lực học chất điểm, động lực học vật rắn, công và nănglượng; sau đó giới thiệu về Cơ học tương đối tính của Einstein và ba định luật Keppler.Phần Nhiệt học nhìn chung dễ hơn với các nội dung xoay quanh nguyên lý 1 vànguyên lý 2 của nhiệt động lực học; các quá trình đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạnnhiệt và tính công, nhiệt lượng, biến thiên nội năng ứng với các quá trình đó.  Trên đây là chút kiến thức ít ỏi mà mình muốn chia sẻ cùng các bạn. Do hạn chếnhận thức về môn học nên chắc chắn còn nội dung nào đó viết chưa đúng hoặc chưađầy đủ, rất mong các bạn thông cảm và góp ý để mình hoàn thiện thêm. Những đoạn chữ màu xanh là phần giải thích và chỉ dẫn thêm! Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ email: hoangtronghus@yahoo.com.vn hoặchoangtronghus@gmail.com Hoàng Văn Trọng Cập nhật 17/10/2014 MỤC LỤCPHẦN I: CƠ HỌC .................................................................................................................... 11CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ............................................................................ 11A. LÝ THUYẾT ....................................................................................................................... 11 1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 11 2. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc ......................................................................................... 13B. BÀI TẬP .............................................................................................................................. 19 Bài 1: Một người chạy đua với vận tốc thay đổi theo thời gian được minh họa bằng đồ thị trên hình vẽ. Hỏi người đó chạy được quãng đường là bao nhiêu trong 16 giây? .......... 19 Bài 2: Đồ thị phụ thuộc vận tốc của vật vào thời gian có dạng như hình vẽ ...

Tài liệu được xem nhiều: