Danh mục

Về giá trị nghệ thuật sự gặp gỡ giữa quan điểm văn nghệ của Hải Triều với lý thuyết tiếp nhận hiện đại

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 88.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến nay, vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về giá trị nghệ thuật sự gặp gỡ giữa quan điểm văn nghệ của Hải Triều với lý thuyết tiếp nhận hiện đại TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004 VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT    SỰ GẶP GỠ GIỮA QUAN ĐIỂM VĂN NGHỆ CỦA HẢI TRIỀU  VỚI LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI Trần Thái Học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Đến nay, vấn đề  giá trị  nghệ  thuật không còn là vấn đề  thời sự  được nhiều   người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về  vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên  văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối   lập nhau. Lịch sử văn học Việt Nam còn ghi nhớ cuộc phê bình luận chiến về  duy tâm   và duy vật, về nghệ thuật vị nghệ thuật  và nghệ thuật vị nhân sinh (*) diễn ra cách đây  70 năm về trước. Đó là lúc văn học nước ta chuyển qua một bước ngoặt với sự xuất   hiện hàng loạt sáng tác của các nhà văn đã có những cách tân táo bạo so với những   kinh nghiệm nghệ thuật truyền thống, nhất là trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết. Và  cùng với sáng tác, là sự xuất hiện của những nhà phê bình đồng quan điểm tư tưởng ­  xã hội và quan điểm thẩm mỹ đã đóng vai trò tiên phong phát ngôn cho một hệ thống   nguyên tắc sáng tạo mới. Họ  bác bỏ  những nguyên tắc đã và đang sáng tạo mà họ  cho đã lỗi thời, phi nghệ thuật để đi đến một tuyên ngôn dường như thống nhất “văn  chương là văn chương” “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đó cũng là lúc bắt đầu xuất hiện  ngày càng nhiều sáng tác của các nhà văn theo khuynh hướng “tả  thực” đi sâu phản  ánh thực trạng của xã hội, qua đó mà phơi bày sự bất công, đen tối của chế độ  thực  dân nửa phong kiến. Đặc biệt, kế  thừa truyền thống văn thơ  yêu nước đầu thế  kỷ,   cũng đến những năm 30 của thế  kỷ  XX, sáng tác của những nhà văn cách mạng đã  tập trung phản ánh về những vấn đề nóng hổi, bức xúc của đời sống xã hội trên các  lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh   của quần chúng nhân dân lao động chống thực dân và phong kiến. Bảo vệ và khẳng  định giá trị  của sáng tác văn học theo khuynh hướng “tả  thực”, nhất là “tả  thực xã   hội”, các nhà phê bình đứng trên quan điểm ”nghệ thuật vị nhân sinh” đã kịch liệt phê   phán quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” đòi tách văn học ra khỏi cuộc sống chính   trị ­ xã hội, coi nghệ thuật là cứu cánh của sáng tạo nghệ thuật. Nổi bật trong số đó  là Hải Triều ­ nhà phê bình tiên phong của Đảng trên mặt trận văn nghệ. Đánh giá vai trò của Hải Triều trong cuộc bút chiến với phái “nghệ  thuật vị  nghệ  thuật”, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: ”Công lao của đồng chí Hải   Triều đáng cho chúng ta ghi nhớ. Cố  nhiên với trình độ  ngày nay nếu ta xem lại   những bài ấy có thể ta thấy còn sơ lược. Nhưng ở trình độ và hoàn cảnh xã hội Việt  17 Nam lúc bấy giờ, trong những cuộc bút chiến  có những bài như đồng chí Hải Triều   là xuất sắc. (nhấn mạnh T.T.H). Những bài đó trên một mức độ  nhất định đã làm   sáng tỏ quan điểm giai cấp của Đảng trong văn học, nghệ thuật”.[2­156] Đứng trên quan điểm lịch sử, đồng chí Trường Chinh đã đánh giá đúng mực   về  những đóng góp của Hải Triều không chỉ  thể  hiện trong lĩnh vực văn nghệ, mà   ngay trong lĩnh vực triết học, chính trị, xét ra cũng như vậy. Sau này, khi triết học và  lý luận văn học mác xít đã trở  thành tư  tưởng chính thống, công khai phát huy  ảnh   hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và nghệ  thuật thì nhìn lại những quan điểm  của Hải Triều trước đó mới chỉ  là những nhân tố  và không tránh khỏi đôi chỗ  “sơ  lược”, nhưng xét trong hoàn cảnh lịch sử ­ cụ thể của xã hội nước ta vào những năm   30 cuả  thế  kỷ  XX, khi mà việc dịch thuật và truyền bá chủ  nghĩa Mác trong điều   kiện tư liệu còn hết sức hạn chế, việc vận dụng thế giới quan vô sản và quan điểm   của Đảng vào phê bình văn nghệ luôn bị chế độ cũ kiểm duyệt một cách khắt khe thì  những bài viết về triết học và văn học của Hải Triều lúc đó quả là những đóng góp   xuất sắc. Ngày nay đọc lại di sản lí luận văn nghệ  của Hải Triều, bên cạnh những  vấn đề còn giữ nguyên giá trị cần được kế thừa và phát triển, cũng có những vấn đề  cần đổi mới về quan điểm và nhận thức cho phù hợp với sự đổi mới của thời đại và   thực tiễn văn học. Sự kế thừa và đổi mới, đó là lẽ thường và hiển nhiên. Nhưng nhìn  chung, những gì mà Hải Triều đã bàn về  nghệ  thuật cách đây hơn nửa thế  kỷ  về  trước, từ nguồn gốc, bản chất, quy luật phát triển của nghệ thuật đến đặc trưng và   chức năng xã hội của nó, từ vấn đề tự do sáng tác của nghệ sĩ đến nội dung và hình   thức của tác phẩm, từ khuynh hướng sáng tác đến lập trường, quan điểm trong phê   bình đánh giá nghệ thuật... ”về cơ bản là đúng đắn và là những viên  ...

Tài liệu được xem nhiều: