Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.01 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975 1. Nếu hình dung lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòng sông có nhiều nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau, thì khuynh hướng phê bình Mác-xít là một nhánh sông hiện hữu như một thực thể sinh động trong dòng sông lý luận - phê bình ấy. Khuynh hướng phê bình này thuộc dòng văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam, với cơ sở tư tưởng là mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miềnVề khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975 1. Nếu hình dung lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là mộtdòng sông có nhiều nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau, thì khuynh hướngphê bình Mác-xít là một nhánh sông hiện hữu như một thực thể sinh động trongdòng sông lý luận - phê bình ấy. Khuynh hướng phê bình này thuộc dòng vănhọc yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam, với cơ sở tư tưởng là mỹ họcMác-xít, có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ dân tộc, chống vănhóa lai căng, nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới. Vì “Song song với mưu đồthống trị nhân dân miền Nam bằng bạo lực, quân sự và dòng thác viện trợ kinhtế, trên mặt trận tư tưởng Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức dùng văn nghệ đểnô dịch nhân dân một cách hệ thống và với qui mô rất lớn. Âm mưu đó là mộtbộ phận không thể tách rời của “quốc sách chống Cộng” của họ”(1). Ý thứcđược điều hệ trọng này, các nhà lý luận phê bình chịu ảnh hưởng của tư tưởngMác-xít luôn nêu cao sứ mệnh của văn chương là phản ánh cho được lòng yêunước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần chống xâm lược, chống áp bức, tinh thầnđấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất nước nhà. Vì vậy, trong bộ phận vănhọc yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam đã hình thành đội ngũ các nhàlý luận phê bình. Chính họ là những cây bút tiên phong dùng quan điểm mỹhọc Mác-xít, quan điểm văn học cách mạng để đập tan mưu đồ thống trị về tưtưởng mang ý nghĩa một cuộc xâm lăng văn hóa(2) của chủ nghĩa thực dânmới. Do đó, việc hình thành và phát triển của bộ phận lý luận - phê bình vănhọc yêu nước và cách mạng trong đời sống văn học ở đô thị miền Nam lúc bấygiờ có ý nghĩa rất lớn trên mặt trận đấu tranh tư tưởng nhằm chống lại âm mưucủa kẻ thù trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Khuynh hướng phê bình này cũng làmột trong những dòng chủ lưu của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miềnNam 54-75, càng về sau, càng phát triển mạnh. 2. Sự phát triển của một bộ phận văn học không chỉ được xem xét ở lĩnhvực sáng tác mà còn phải xem xét đến hoạt động lý luận - phê bình. Chính ởlĩnh vực này, bao giờ cũng thể hiện sự chín chắn và bền vững của bộ phân vănhọc ấy. Vì vậy, sự hình thành khuynh hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởngcủa tư tưởng Mác-xít trong đời sống văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ đãkhẳng định sự trưởng thành của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng màđiều dễ nhận biết là sự hình thành đội ngũ các nhà lý luận - phê bình. Trong độingũ này có một số cây bút lý luận - phê bình mà ảnh hưởng không chỉ trongkhuynh hướng phê bình mác xít mà còn ảnh hưởng đối với cả đời sống lý luận- phê bình văn học như: Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Trần TriệuLuật, Cô Thanh Ngôn, Lê Nguyên Trung… Trong đó, có thể nói, Vũ Hạnh làmột trong những cây bút khá nổi bật với rất nhiều bài viết, nhiều công trình lýluận - phê bình được xuất bản trên sách báo ở miền Nam, trong đó hai côngtrình tiêu biểu là Đọc lại Truyện Kiều (Cảo Thơm xb, 1966) và Tìm hiểu vănnghệ (Trí Đăng xb, 1970). Nhưng có lẽ Đọc lại Truyện Kiều là một trongnhững tác phẩm phê bình để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắcnhất không chỉ ở tư duy độc đáo, mà còn ở vẻ đẹp ngôn ngữ phê bình với nhiềucá tính sáng tạo. Đọc lại Truyện Kiều cho thấy một bút lực sung mãn, một tưduy phê bình tinh tế, nhạy cảm và sắc sảo. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩmluôn đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị từ những liên tưởng do tácgiả gợi lên. Các bài viết như Đứa con của nàng Kiều, Từ Hải sự lỡ tay củathiên tài, Những khuôn mặt tình yêu trong Truyện Kiều… là những bài viết nhưthế. Có thể nói, việc nghiên cứu Truyện Kiều của Nguyễn Du ở đô thị miềnNam (54-75), không chỉ có Vũ Hạnh mà còn có một số công trình của các tácgiả khác như Trần Thanh Hiệp với Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạntrường tân thanh (Sáng tạo số 6/1957); Nguyên Sa với Nguyễn Du trênnhững nẻo đường tự do (Sáng tạo số 12/1957), Nguyễn Văn Trung với Vụ ánTruyện Kiều... Nhưng ở Đọc lại Truyện Kiều mọi vấn đề được Vũ Hạnh nhìnnhận từ một hệ qui chiếu khác so với các nhà phê bình ở miền Nam. Đó là hệqui chiếu của kiểu phê bình xã hội học chịu ảnh hưởng mỹ học Mác-xít. Ở đâyông không giải mã Truyện Kiều theo quan điểm duy tâm siêu hình mà giải mãnó trên cơ sở của quan điểm duy vật. Vì vậy Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnhđem đến cho độc giả một cái nhìn mới, một cách nghĩ mới so với các bài viếtvề Truyện Kiều ở miền Nam lúc bấy giờ. Những vấn đề được ông nói đến lànhững vấn đề có ý nghĩa xã hội, liên quan đến số phận con người. Chẳng hạnvấn đề Đứa con nàng Kiều được tác giả đặt ra không chỉ là sự trào lộng haylạ hóa mà đó là vấn đề mang tính nhân văn về quyền được làm vợ, làm mẹ củangười phụ nữ. Và đây cũng là một bi kịch trong chuỗi bi kịch của đời Kiều đãbị xã hội tàn bạo ấy vùi dập. Trong cái cảnh ngộ làm vợ hờ thường trực củangư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: