Danh mục

Về mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân ( Data Hub công dân )

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ của chương trình tin học hóa quản lý hành chính của chính phủ, các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố đều đã và đang xúc tiến việc tin học hóa quản lý hồ sơ, dữ liệu mà đơn vị mình quản lý thông qua một số các phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một phần mềm đó lại có hệ cơ sở dữ liệu riêng, và những hệ thống danh mục khác nhau. Do đó, những thông tin của cùng một đối tượng ở các hệ thống khác nhau có thể sẽ khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân ( Data Hub công dân ) T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 Về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân (Data Hub Công dân) Bùi Thế Hồng (Viện Công nghệ thông tin - Viện KH & CN Việt Nam) 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các dịch vụ hành chính công được phân cấp theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hầu hết các dịch vụ hành chính công được thực hiện ở cấp quận/huyện. Riêng những dịch vụ hành chính công mang tính phổ thông như đăng ký hộ tịch, đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở cấp phường xã. Một số dịch vụ đặc biệt (như cấp hộ chiếu) có thể phải thực hiện ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong khuôn khổ của chương trình tin học hóa quản lý hành chính của chính phủ, các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố đều đã và đang xúc tiến việc tin học hóa quản lý hồ sơ, dữ liệu mà đơn vị mình quản lý thông qua một số các phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một phần mềm đó lại có hệ cơ sở dữ liệu riêng, và những hệ thống danh mục khác nhau. Do đó, những thông tin của cùng một đối tượng ở các hệ thống khác nhau có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, để có thể quản lý một cách thống nhất tất cả các thông tin của một công dân, một tổ chức thì cần phải có sự tích hợp các thông tin này từ các nguồn khác nhau của các ứng dụng khác nhau. Việc xây dựng các ứng dụng tin học tại các sở, ban, ngành là rất tốn kém. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn giữ nguyên các ứng dụng tại các sở, ban, ngành mà vẫn có được thông tin chung, tổng hợp về mỗi người dân được phân bố rải rác trong các cơ quan đó. Đề xuất dưới đây về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân với tên gọi Data Hub Công dân là một giải pháp tiềm năng. Về cơ bản, có thể hiểu về data hub như sau: “Data hub là một nơi tập trung để truy xuất, để nhận, để so sánh, và để phân phối dữ liệu. Nó thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn, nhiều môi trường, và nhiều nơi khác nhau, xử lý chúng, rồi phân phối chúng một cách tuỳ ý đến những nơi cần thiết.” Kiến trúc của Data Hub Công dân sẽ được thiết kế theo kiểu hub với mô hình thích ứng nhằm đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra đối với việc chuyển đổi và tích hợp các dữ liệu về công dân/tổ chức từ các ứng dụng hành chính công trong các cơ quan hành chính của chính phủ. Ban đầu, kiến trúc của hub có thể chỉ bao gồm việc chuyển đổi và tích hợp dữ liệu từ những ứng dụng dịch vụ công hiện có. Sau đó, mỗi khi có thêm những ứng dụng dịch vụ công khác được phát triển và triển khai thực hiện, kiến trúc thích nghi của hub sẽ cho phép tích hợp thêm ứng dụng mới này mà không cần phải xây dựng lại từ đầu. 2 Phân tích hiện trạng các dịch vụ công Hiện tại, các cơ quan hành chính công của nhà nước đều lưu giữ và quản lý các thông tin của công dân mỗi khi người dân đến làm các thủ tục về hành chính. Những thông tin về công dân chỉ được công nhận về mặt pháp lý khi chúng được các cơ quan hành chính xem xét và cấp 32 T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 phát các văn bản xác nhận. Các loại văn bản khác nhau có thể do các cơ quan hành chính khác nhau cấp phát và quản lý tuỳ thuộc vào chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này. Muốn xin cấp phát một loại giấy tờ nào đó, người dân đều phải nộp hoặc xuất trình một số loại giấy khác do thủ tục cấp phát loại giấy tờ này qui định. Tiếp theo, các cán bộ thụ lý hồ sơ phải xác minh lại tính hợp lệ của toàn bộ những giấy tờ này trước khi làm thủ tục cấp phát giấy tờ mới cho công dân. Từ đó, phát sinh ra nhu cầu tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu của chính cơ quan cấp phát và của những cơ quan có liên quan nếu giữa những cơ quan này tồn tại một một cơ chế cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau. Trong trường hợp không tồn tại những cơ sở dữ liệu hiện chứa các thông tin cần biết hoặc có những cơ sở dữ liệu này nhưng không thể truy cập được thì việc thNm định sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là khi các giấy tờ gốc đã bị thất lạc hoặc hư hại. Khi đó, có thể đương sự sẽ phải tự xin lấy những xác minh cần thiết tại các cơ quan hành chính có liên quan. Ngoài ra, khi mà các hệ thống ứng dụng dịch vụ công còn hoạt động riêng rẽ thì rất dễ xảy ra sự không trùng khớp của các thông tin về một công dân trong các cơ sở dữ liệu của các ứng dụng khác nhau. Bởi vậy, cần phải có một cơ chế trích chọn một giá trị đúng nhất trong số những giá trị khác nhau của cùng một thông tin trong các cơ sở dữ liệu khác nhau và một cơ chế đồng bộ tất cả các thông tin về một công dân trong các cơ sở dữ liệu này. Hiện nay, theo kết quả khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước liên quan đến người dân có những hệ thống quản lý hộ tịch, hộ khNu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, phương tiện giao thông, vận tải, kinh doanh, thuế, giáo dục và đào tạo, y tế và sức khoẻ, lao động và việc làm, đất đai Cho đến nay, chưa có một tỉnh nào công bố mô hình kiến trúc của hệ thống các dịch vụ công trên địa bàn toàn tỉnh. Có thể xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất là dữ liệu của các hệ thống quản lý dịch vụ công từ cấp xã đã được tích hợp bằng một cách nào đó lên đến cấp huyện và được ghi tập trung tại trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoặc phân tán tại các sở. Thứ hai là chưa có một dữ liệu nào của các hệ thống quản lý các dịch vụ công được tích hợp. Vấn đề cơ bản ở đây là cần xây dựng một mô hình tích hợp các cơ sở dữ liệu tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Mô hình tích hợp này sẽ là tiền để để phát triển mô hình Data hub Công dân. 2. Đề xuất một mô hình tích hợp dữ liệu 2.1 Cơ sở hạ tầng dữ liệu cho các hệ thống dịch vụ công Để có thể tích hợp dữ liệu về công dân, trước hết cần phải giả thiết là đã tồn tại cơ sở hạ tầng dữ liệu của các hệ thống dịch vụ công. Trên cơ sở hạ tầng này, một mô hình hợp nhất các cơ sở dữ liệu dịch vụ công cấp tỉnh sẽ được hình thành như hình vẽ dưới đây. Kiến trúc sẽ bao gồm 4 mức khác nhau, trong đó có một số hệ thống có mặt ở cả bốn mức, một số hệ thống chỉ có từ cấp huyện và một số chỉ có ở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: