Danh mục

Về 'mô hình quản trị trường đại học' trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới một số cách tiếp cận của các học giả về “Quản trị đại học”. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một công thức chung cho quản trị trường đại học. Trong bối cảnh CMCN 4.0, mỗi trường đại học đều mang trên mình một sứ mệnh đặc thù riêng và vai trò của người đứng đầu nhà trường là rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về “mô hình quản trị trường đại học” trong giai đoạn hiện nay VỀ “MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC” TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đặng Quốc Bảo1 Nguyễn Thị Huệ2Tóm tắt Bài viết đề cập tới một số cách tiếp cận của các học giả về “Quản trị đại học”. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một công thức chung cho quản trị trường đại học. Trong bối cảnh CMCN 4.0, mỗi trường đại học đều mang trên mình một sứ mệnh đặc thù riêng và vai trò của người đứng đầu nhà trường là rất quan trọng. Để điều hành tốt nhà trường, đòi hỏi người đứng đầu nhà trường phải có tư duy về lãnh đạo, quản lý và quản trị và phải biết tích hợp, điều hành tốt cả 3 phạm trù này. Từ khóa: Quản trị đại học; Mô hình quản trị trường đại học; Lãnh đạo; Quản lý; Quản trị.Đặt vấn đề Hiện nay các trường đại học thực sự đang phải đối mặt với những thách thức và khókhăn đối với các mô hình quản trị đại học truyền thống có từ lâu đời, với xu hướng pháttriển của kinh tế xã hội, các cơ sở giáo dục đại học cần có những thay đổi phù hợp nhằmhướng tới đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Quản trị đại học được nhắc đếnnhư là cơ chế và quá trình ra những quyết định có thẩm quyền tác động đến những vấn đềcó ý nghĩa quan trọng trong mỗi trường đại học. Việc tìm ra mô hình quản trị trường đại họctừ các tiếp cận tổng quát là những đóng góp của nhóm tác giả cho những cán bộ quản lý giáodục, những nhà quản trị nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.1. Cách tiếp cận tổng quát1.1. Bác Hồ là người đầu tiên dùng cụm từ “Quản trị đại học” trong một Sắc Lệnh ban hành ngày 10/10/1945 Ngày 10/9/1945, chỉ một tháng tám ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945),trong một sắc lệnh về giáo dục, Bác Hồ đã dùng cụm từ “Quản trị đại học”. Nguyên vănSắc lệnh như sau [1]:1 Học viện Quản lý Giáo dục.2 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: huent@vnu.edu.vn.416 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH Chính phủ LÂM THỜI SỐ 43 NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1945 Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục và sau khi Hội đồng các Bộtrưởng đã hiệp ý, SẮC LỆNH Khoản I: Nay thiết lập cho trường Đại học Việt Nam một quỹ tự trị. Khoản II: Quỹ đó thâu gồm các tiền trợ cấp của Chính phủ hay của các địa phương, vàcó pháp nhân tư cách để thâu nhận những động sản hoặc bất động sản của tư nhân quyên cho. Khoản III: Việc quản trị quỹ do một Hội đồng quản trị gồm có ông Giám đốc Đại họcvụ làm Chủ tịch, ông Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc gia giáo dục, ông Phó Giám đốc Đại họcvụ, các ông Giám đốc các trường Đại học và mỗi trường một đại biểu, giáo sư cùng đại biểucủa sinh viên và 3 vị thân hào trong nước. Khoản IV: Ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thi hành Sắc lệnh này và quyết địnhnhững chi tiết thực hành. Hồ Chí Minh (Đã ký) Ngày nay có thể bàn nhiều về khái niệm “Quản trị”, “Quản trị nhà trường”. Tuy nhiênít nhất từ nội dung Sắc lệnh số 43, có thể thu hoạch điều căn cốt sau đây: “Nếu quản lý tác động đến nhân tố tài chính thì nên có tư duy “Quản trị”. Một thời kì dài ta tránh dùng “Quản trị” trong giáo dục vì lúc đó quan niệm giáo dục thuộclĩnh vực văn hóa tư tưởng. Có lúc còn có tư duy “không được thương mại hóa giáo dục”. Từ năm 1986, giáo dục được đặt vào tổng lộ tuyến “Phát triển nền kinh tế thị trườngvới định hướng XHCN”, giáo dục không chỉ có nhiệm vụ bồi dưỡng nhân cách mà còn cónhiệm vụ đào tạo nhân lực. Mỗi nhà trường, đặc biệt mỗi trường đại học là “một xí nghiệpđặc biệt” của nền kinh tế nên phải áp dụng tư duy quản trị vào quản lý giáo dục đại học.1.2. Lời bàn của học giả John Vũ John Vũ là một Học giả người Việt về kinh tế giáo dục có uy tín lớn trên thế giới. Ôngtừng là Phó Chủ tịch của tập đoàn Boeing và là giáo sư thỉnh giảng cho nhiều quốc gia. Trong một tác phẩm nổi tiếng “Giáo dục trong thời đại tri thức” (Nhà xuất bản Laođộng – 4.2016), John Vũ đã bày tỏ nhận thức: “Với xã hội tri thức (hàm ý xã hội được nhúng vào bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4), nhân tố chính là tốc độ (cá nhanh nuốt cá chậm chứ không phải cá lớn nuốt cá bé)...Trường học là đối tác với ngành công nghiệp... Trường học là nơi kinh doanh về đào tạo, còncông nghiệp là kinh doanh về nhân lực” (sđd. tr19).Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 417 John Vũ nêu cảm nghĩ: “Nếu trường học có t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: