Thông tin tài liệu:
Mối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh học trong lịch sử phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trình tồn tại xã hội của con người có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm di truyền sinh học của nó, hay nói cách khác, quá trình xã hội hóa có để lại đấu ấn trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học vàtính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triểncon ngườiMối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và ditruyền sinh học trong lịch sử phát triển conngười là một trong những vấn đề quan trọngtrong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữacái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đềnày đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trìnhtồn tại xã hội của con người có ảnh hưởngnhư thế nào đến các đặc điểm di truyền sinhhọc của nó, hay nói cách khác, quá trình xãhội hóa có để lại đấu ấn trong ký ức phát sinhchủng loại của con người không?Các học giả phương Tây cho rằng chỉ có thểnói tới đấu ấn di truyền trong quan hệ xã hộivà trong lịch sử nhân loại, chứ không thể nóitới ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa đếnbản tính tâm sinh học của con người. Nhữngngười theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội và chủnghĩa phân biệt chủng tộc coi sự tiến bộ xã hộichỉ là sự biểu hiện các đặc điểm di truyền sinhhọe của con người và coi động lực của sựphát triển xã hội là cuộc đấu tranh trong nội bộloài - giữa các cá thể có gen khác nhau. Trongviệc xác định bản chất của di truyền người, họtách biệt gien với các quá trình trao đổi chấtbên trong cơ thể và sự tác động của các nhântố bên ngoài. Với quan niệm này, họ hoàntoàn không tính đến mối liên hệ biện chứnggiữa cái bên trong và cái bên ngoài trong sựphát triển của con người. Trong khi đó, cácthành tựu của di truyền học hiện đại lại gắnliền với việc nghiên cứu sự thống nhất biệnchứng giữa cơ thể và môi trường. Di truyềnhọc hiện đại xuất phát từ quan niệm cho rằng:Sự tự phát triển của cơ thể diễnra theo nguyên tắc của một hệ thống mở, vàdo vậy, nó chỉ có được hiểu khi tính đến khảnăng thích nghi của cơ thể với môi trường.Rằng mọi bước tiến hóa của các hình thứchữu cơ chỉ có thể hiểu được trên cơ sở nhậnthức được sự tương tác của chúng với môitrường xung quanh.Con đường phát triển xã hội của con ngườibắt đầu từ khi nó biết cải biến một cách cănbản sự tương tác của mình với môi trường tựnhiên. Chính quá trình cải biến này mới là quátrình đóng vai trò quyết định trong sự pháttriển của con người. Dưới tác động của cácđiều kiện lịch sử xã hội, ngay cả các quy luậtsinh học trong tiến trình phát triển tộc ngườicũng bị biến dạng. Khoa học hiện đại đãchứng minh được rằng, lối sống của bất cứ cáthể nào cũng hoàn toàn không phải là cáimang tính bẩm sinh. Ngoài tính bẩm sinh, lốisống đó còn được quy định bởi quá trình hoạtđộng sống của cá thể và hình thành trên cơsở tích cực tham gia vào đời sống xã hội củacá thể ấy.Khi tuyệt đối hóa hoạt động xã hội của conngười, một số học giả phương Tây cho rằngcon người hoàn toàn không kế thừa gì bảntính người của nó, rằng con người sinh ra vốnkhông phải là người mà chi trở thành ngườitrong quá trình hoạt động sống của nó. Đó làquan điểm của các nhà triết học như K. Park,H. Cull. Với quan điểm như vậy về bản tínhngười của con người, họ đã phủ nhận sự kếthừa các đặc trưng tộc loại và bản tính sinhhọe của con người. Họ cho rằng con ngườisinh ra vốn không phải là con ngườixét theo bản tính của nó với các đặc trưng vềlối sống và với tư cách là một cá thể. Luậnđiểm này rõ ràng là không đúng, bởi các đặctrưng cá biệt về lối sống của con người đượcquyết định không chỉ về mặt xã hội, cho dùđây là yếu tố chủ yếu, mà ở một chừng mựcnhất định, các đặc trưng ấy còn chịu ảnhhưởng ít nhiều của di truyền sinh học. Luậnđiểm này cũng không đúng khi xem xét bảntính của con người ở cấp độ nội đung loài củanó. Công thức con người sinh ra vốn khôngphải là con người cần phải bị loại bỏ, bởingười ta cũng có thể nói con người sinh ravấn không phải là động vật. Bản tính củađộng vật không tương dung với sự phát triểnxã hội. Với bản tính sinh học của mình, conngười tiếp tục duy trì khả năng trực tiếp thíchnghi với môi trường tự nhiên.Con người vươn tới trình độ phát triển xã hộivì ngay từ khi ra đời nó đã nhận được một tổchức cơ thể, mà trong đó, ngay từ đầu, khảnăng phát triển thông qua hoạt động xã hộitích cực đã được lập trình”. Điều đó có nghĩalà đời sống xã hội của con người không phảilúc nào cũng tạo ra bản tính con người chomỗi thế hệ và cho mỗi con người. Đời sống xãhội của con người chỉ tham gia vào quá trìnhduy trì và phát triển các đặc điểm tộc loại vàbản tính sinh học đặc thù của con người màngay từ khi con người mới xuất hiện các đặctrưng ấy đã là vốn có của con người. Chính vìvậy mà trạng thái xã hội của con người thểhiện như là trạng thái tự nhiên của nó. Chỉtrong hoạt động xã hội, các đặc trưng ấy mớiđược khẳng định, thực hiện và nội đung hoạtđộng mang tính người của chúng mới đượcthể hiện và phát triển. Do vậy, sự di truyền cácđặc trưng sinh học của con người luôn đượcquá trình tiến hóa của loài người và lịch sửsau đó của xã hội loài người duy trì và pháttriển. Đó là cơ sở cần thiết cho sự phát triểnlịch sử của xã hội, giống như sự kế thừa nội ...