Danh mục

Giáo trình di truyền học part 3

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.48 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình nói trên cứ diễn ra một cách tuần tự dọc theo mRNA làm cho chuỗi polypeptide dài dần ra cho đến dịch mã xong codon có nghĩa cuối cùng. Kết thúc (termination): Quá trình tổng hợp polypeptide sẽ dừng lại khi codon kết thúc của mRNA đối diện với vị trí A. Lúc này nhân tố giải phóng RF (release factor) đi vào (Hình 2.17D
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình di truyền học part 3 49 Tài liệu Tham khảoTiếng ViệtNguyễn Lân Dũng (chủ biên), Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty. 1997.Vi sinh vật học. NXB Giáo Dục.Nguyễn Thành Đạt. 2005. Cơ sở sinh học vi sinh vật (Tập I). NXB ĐạiHọc Sư Phạm.Phạm Thành Hổ. 2000. Di truyền học. Tái bản lần II, NXB Giáo Dục.Phạm Thành Hổ. 2005. Nhập môn công nghệ sinh học. NXB Giáo Dục.Tiếng AnhAlcamo, I. Edward. 1997. Fundamentals of Microbiology. 5th ed. MenloPark, California: Benjamin Cumming.Atlas, RM. 1995. Principles of Microbiology. St. Louis, Missouri: Mosby.Balows, A., HG Truper, M Dworkin, W Harder, and K-H Schleifer (eds.).1992. The Prokaryotes, 2nd ed. Springer-Verlag, New York.Holt, John.G. 1994. Bergeys Manual of Determinative Bacteriology. 9thed. Baltimore, Maryland: Williams and Wilkins, 1994.Kimball J. 2004: http://users.rcn..com/jkimball.ma.ultranet/BiologyPages/Madigan, MT and JM Martinko. 2006. Brock Biololy of Microorganisms.11th ed. Pearson Prentice Hall, Inc. Upper Saddle River, New Jersey.Maloy, S. 2006. Microbial Genetics. http://www.sci.sdsu.edu/~smaloy/MicrobialGenetics/topics/genetics/McKane, L. and J.Kandel. 1996. Microbiology : Essentials andApplications. 2nd edn., McGraw-Hill, Inc., New York.Stanier, RY, JL Ingraham, ML Wheelis, and PR Painter. 1986. GeneralMicrobiology. 5th ed. Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.Todar, K. 2004. Major groups of prokaryotes. In: Bacteriology 303,University of Wisconsin-Madison, Department of Bacteriology. http://www.bact.wisc.edu/Bact303/Bact303mainpageMột số trang web bổ sung http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia http://www.kensbiorefs.com/index.html http://www.life.uiuc.edu/micro/316/supplement.html 50Chương 2 Cơ sở Phân tử của tính Di truyền Vật chất di truyền có các đặc tính thiết yếu sau: (1) Chứa đựng thôngtin cần thiết cho việc xác định cấu trúc của tất cả các protein đặc thù củaloài và điều khiển các hoạt động sinh trưởng, phân chia và biệt hoá tế bào- các gene cấu trúc và yếu tố điều hoà ; (2) Có khả năng tự sao chép (táibản) chính xác, đảm bảo thông tin di truyền của thế hệ sau giống với thếhệ trước; (3) Các gene trong bộ gene có khả năng tổng hợp ra các phân tửthực hiện các chức năng khác nhau của tế bào - phiên mã và dịch mã; (3)Có khả năng biến đổi tạo ra các nguồn biến dị phong phú cho chọn lọc vàtiến hoá - đột biến, tái tổ hợp và các yếu tố di truyền vận động. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu: (i) Thành phần hóa học vàcấu trúc của các nucleic acid; (ii) Tổ chức phân tử của các nhiễm sắc thểvi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn; (iii) Tái bản DNA; (iv) Phiên mã và cácloại RNA ở tế bào prokaryote; (v) Cơ chế dịch mã ở prokaryote; và (vi)Các phương pháp nghiên cứu chính của sinh học phân tử.I. Sơ lược thành phần hóa học và cấu trúc của các nucleic acid Năm 1928, F. Griffith đặt nền tảng cho việc xác định DNA là vật chấtdi truyền thông qua thí nghiệm biến nạp ở Streptococcus pneumoniae.O.T. Avery và cs lặp lại thí nghiệm này trong điều kiện in vitro và đếnnăm 1944 họ đã chứng minh được rằng DNA là vật chất mang thông tin ditruyền, chứ không phải protein. Năm 1952, A.D.Hershey và M. Chase từnghiên cứu đánh dấu đồng vị phóng xạ ở thể thực khuẩn (bacteriophage,hay phage) T2 ký sinh ở vi khuẩn Escherichia coli đã xác định vật chất ditruyền của T2 là DNA. Bằng chứng RNA là thành phần di truyền ở virusđốm thuốc lá (tobacco mosaic virus = TMV) cũng đã được A.Gierer cũngnhư F. Conrat và B.Singer tái xác nhận năm 1956. Ngày nay chúng ta đều biết rằng vật chất di truyền chính là cácnucleic acid mà ở tất cả các sinh vật có cấu tạo tế bào kể cả nhiều virus làdeoxyribonucleic acid (DNA) và ở một số virus là ribonucleic acid(RNA). Các nucleic acid (DNA, RNA) là những polymer sinh học, có trọnglượng phân tử lớn, gồm nhiều đơn phân (monomer) là các nucleotide nốivới nhau tạo thành các chuỗi hay mạch polynucleotide.1. Thành phần hoá học và cấu trúc của các nucleotide Mỗi nucleotide gồm ba thành phần kết dính với nhau như sau: mộtnhóm phosphate nối với gốc đường pentose tại nguyên tử carbon số 5 (C5) 51bằng một liên kết ester và một base nitơ nối với gốc đường tại nguyên tửcarbon số 1 (C1) bằng một liên kết β-glycosid (Hình 2.1). Liên kết glycosid Hình 2.1 Bốn loại base của DNA và cấu trúc một nucleotide (dAMP). Các base purine và pyrimidine là thành phần đặc trưng của cácnucleotide. Trong DNA chứa bốn loại base cơ bản: adenine (A), thymine(T), guanine (G) và cytosine (C); trong RNA cũng chứa bốn loại base cơbản nhưng chỉ khác là thymine được thay bởi uracil (U). Đường pentose của RNA là D-rib ...

Tài liệu được xem nhiều: