Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 326.25 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn "Địa đàng ở phương Đông" của Stephen Oppenheimer. Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer, "Địa đàng ở phương Đông" phát giác sự đóng góp quan trọng của vùng Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại. Ngô thế Vinh đã giới thiệu sách này trong bài "Tìm về phương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông củaOppenheimerNguyễn Quang Trọng Trong báo Thế Kỷ 21 (số tháng 12 năm 2001, nam California, USA) ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn Địa đàng ở phương Đông của Stephen Oppenheimer. Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer, Địa đàng ở phương Đông phát giác sự đóng góp quan trọng của vùng Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại. Ngô thế Vinh đã giới thiệu sách này trong bài Tìm về phương Đông- Địa đàng lại đánh mất trong Thế Kỷ 21 số tháng tư năm 2000. Việc Nguyễn văn Tuấn (NVT) tóm tắt cuốn sách đồ sộ này (560 trang với kiểu chữ nhỏ) và thêm những dữ kiện mới thông báo rất đáng ca ngợi. Những thuyết mới về nguồn gốc dân tộc khi được thông báo cho cộng đồng người Việt Nam giúp hiểu thêm về cội nguồn tổ tiên, xóa bỏ mặc cảm tự ti (nếu có). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của vấn đề, khi sử dụng những số liệu và dữ kiện để chứng minh quan điểm của mình, có lẽ chúng ta cần thận trọng để tránh các bẫy rập tự tôn, duy chủng tộc, duy dân tộc quá khích.Tự tôn dân tộc - tự tôn chủng tộc.Người Tàu rất tự tôn, không riêng ở cái tên Trung Quốc tự xưng, mà còn vì thói quen hay tựnhận là người đầu tiên sáng chế ra nhiều thứ (dù có phần nào sự thật). Tính tự tôn này đôi khicũng thể hiện trong lãnh vực khoa học. Một số khoa học gia Trung Quốc muốn chứng minh đấtTrung Hoa là nơi phát sinh ra giống dân Á châu, và văn minh tộc Hán là văn minh trung tâm thếgiới. Họ cố tình che dấu, giảm thiểu, hay vơ chung vào văn minh tộc Hán những nền văn minhrực rỡ cổ xưa tìm thấy trên đất Trung Hoa nhưng không thuộc vùng ảnh hưởng Hán tộc. Điểnhình là trường hợp văn minh Sanxingdui phía bắc Thành Đô (Chengdu, thuộc tỉnhTứ Xuyên),phía nam thượng lưu sông Dương tử. Năm 1986, một nhóm thợ lò gạch tình cờ tìm được một hốtế lễ chứa đầy đồ đồng, vàng và ngọc thạch. Khi đoàn khảo cổ Tứ Xuyên đến đó khai quật, họtìm ra hố thứ hai. Tổng số đồ vật trên 800 món, với nhiều thức tuyệt xảo bằng đồng, kích thướcto, trong đó có tượng người cao bằng người thật (1.72 m), nhiều đầu người và mặt nạ bằngđồng. Đây là tượng đồng to nhất tìm thấy ở Trung Hoa. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lôngmày rậm dày và miệng thật rộng, rõ ràng không phải chân dung tiêu biểu người Hán. Hơn nữanền văn minh đời Thương, là văn minh cổ nhất của Tàu, không hề có đồ đồng mang dạng người.Trung Hoa xem đó là cổ vật thuộc nhóm dân Ba- Thục, và xếp chúng vào thời đại cuối thờiThương.Một nhóm khảo cổ Hoa Nhật khám phá ra thêm một thứ đền kim tự tháp ở Longma, phía tây-nam Thành Đô, có cùng những đường nét văn hóa. Đền này nằm tại trung tâm thành cổ, trongkhi đền thờ, nơi tế lễ cổ và thuần Trung Quốc (Hán) đều nằm ngoài vòng thành. Các nhà khảocổ Nhật ước tính tuổi cho nền văn minh này là 3000 đến 4700 năm về trước. Khám phá nàyđược công bố ở Kyoto, Nhật vào tháng 10 năm 1996, hình ảnh được đăng trên những báo lớn vàsau đó trong những sách, báo Anh và Pháp ngữ, trong khi báo Trung Hoa không hề đăng, và rấtít thường dân Tàu biết đến tin này. Trên thực tế, Trung Hoa không muốn chấp nhận sự hiệndiện một nền văn minh khác, rực rỡ và xưa hơn văn minh Hán tộc vốn dĩ được xem là văn minhgốc của cả nước.Vào nửa đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Ấu châu đặc biệt chú trọng đến việc khai quật các ditích tiền sử ở những nước thuộc địa. Nhưng vì dựa vào mô hình các giai đoạn phát triển kĩ thuậtở châu Ấu để nghiên cứu các dữ kiện khảo cổ nên họ đã đưa đến những kết luận nhuộm màu ưu/ duy chủng tộc trong chiều hướng tôn cao văn minh dân da trắng. Nhà khoa học Áo Heine-Geldern nổi tiếng về thuyết thiên di ở Đông Nam Á, đã cố sức chứng minh văn hoá Đông Sơnbắt nguồn từ văn hoá phương tây người Kimmer, hay người Tokhara (tức người Nhục Chi) từvùng Hắc Hải thiên di đến (thật ra người Tokhara chỉ đến vùng nam Tây Bá Lợi Á). Mansuy,người Pháp đã phát giác ra các di vật ở Bắc Sơn (vùng Cao Bằng Lạng Sơn),- theo Hà Văn Tấn-đã gắn sự xuất hiện của kĩ thuật mài đá trong văn hoá Bắc Sơn với yếu tố tộc người da trắngcó nguồn gốc phương Tây. Nhà tiền sử học Mĩ Movius xem sự kiện trường tồn của đồ đá đặcthù Á Châu Choppers/Chopping-tools là biểu hiện tính chất kém phát triển của văn hoá Đôngphương so với Tây phương cùng thời. Coedès, hàn lâm viện sĩ Pháp, từng là Giám đốc Viện ViễnĐông Bác Cổ danh tiếng, cũng cho rằng cư dân bản địa Đông Dương vốn thiếu óc sáng tạo, ítkhả năng tiến hoá và khó tiến bộ nếu không có sự đóng góp của bên ngoài.Nói thẳng ra, tất cả các nhà khảo cứu này cho rằng cư dân Đông phương cổ mọi rợ, không vănminh bằng cư dân Tây phương cổ. Vô tình hay hữu ý, các nhà khoa học thời đó đưa ra những lílẽ biện minh cho chính sách thuộc địa mà kết luận đưa ra là dân Tây phương (có bổn phận) đemánh sáng văn minh đến cho những dân tộc bán khai địa phương. Đó là tính tự cao chủng tộc củangười da trắng.Nhưng Đông Nam Á thời tiền sử có thật sự kém văn minh như người ta tưởngkhông?Ngày nay đa số khoa học gia công nhận rằng không thể áp dụng mô hình các giai đoạn kĩ thuậtở Ấu Châu để định tuổi cho dụng cụ đá tại Đông Nam Á, và qua đó định tuổi các nền văn hoáĐông Nam Á, là vùng có khí hậu và môi trường sống h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông củaOppenheimerNguyễn Quang Trọng Trong báo Thế Kỷ 21 (số tháng 12 năm 2001, nam California, USA) ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn Địa đàng ở phương Đông của Stephen Oppenheimer. Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer, Địa đàng ở phương Đông phát giác sự đóng góp quan trọng của vùng Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại. Ngô thế Vinh đã giới thiệu sách này trong bài Tìm về phương Đông- Địa đàng lại đánh mất trong Thế Kỷ 21 số tháng tư năm 2000. Việc Nguyễn văn Tuấn (NVT) tóm tắt cuốn sách đồ sộ này (560 trang với kiểu chữ nhỏ) và thêm những dữ kiện mới thông báo rất đáng ca ngợi. Những thuyết mới về nguồn gốc dân tộc khi được thông báo cho cộng đồng người Việt Nam giúp hiểu thêm về cội nguồn tổ tiên, xóa bỏ mặc cảm tự ti (nếu có). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của vấn đề, khi sử dụng những số liệu và dữ kiện để chứng minh quan điểm của mình, có lẽ chúng ta cần thận trọng để tránh các bẫy rập tự tôn, duy chủng tộc, duy dân tộc quá khích.Tự tôn dân tộc - tự tôn chủng tộc.Người Tàu rất tự tôn, không riêng ở cái tên Trung Quốc tự xưng, mà còn vì thói quen hay tựnhận là người đầu tiên sáng chế ra nhiều thứ (dù có phần nào sự thật). Tính tự tôn này đôi khicũng thể hiện trong lãnh vực khoa học. Một số khoa học gia Trung Quốc muốn chứng minh đấtTrung Hoa là nơi phát sinh ra giống dân Á châu, và văn minh tộc Hán là văn minh trung tâm thếgiới. Họ cố tình che dấu, giảm thiểu, hay vơ chung vào văn minh tộc Hán những nền văn minhrực rỡ cổ xưa tìm thấy trên đất Trung Hoa nhưng không thuộc vùng ảnh hưởng Hán tộc. Điểnhình là trường hợp văn minh Sanxingdui phía bắc Thành Đô (Chengdu, thuộc tỉnhTứ Xuyên),phía nam thượng lưu sông Dương tử. Năm 1986, một nhóm thợ lò gạch tình cờ tìm được một hốtế lễ chứa đầy đồ đồng, vàng và ngọc thạch. Khi đoàn khảo cổ Tứ Xuyên đến đó khai quật, họtìm ra hố thứ hai. Tổng số đồ vật trên 800 món, với nhiều thức tuyệt xảo bằng đồng, kích thướcto, trong đó có tượng người cao bằng người thật (1.72 m), nhiều đầu người và mặt nạ bằngđồng. Đây là tượng đồng to nhất tìm thấy ở Trung Hoa. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lôngmày rậm dày và miệng thật rộng, rõ ràng không phải chân dung tiêu biểu người Hán. Hơn nữanền văn minh đời Thương, là văn minh cổ nhất của Tàu, không hề có đồ đồng mang dạng người.Trung Hoa xem đó là cổ vật thuộc nhóm dân Ba- Thục, và xếp chúng vào thời đại cuối thờiThương.Một nhóm khảo cổ Hoa Nhật khám phá ra thêm một thứ đền kim tự tháp ở Longma, phía tây-nam Thành Đô, có cùng những đường nét văn hóa. Đền này nằm tại trung tâm thành cổ, trongkhi đền thờ, nơi tế lễ cổ và thuần Trung Quốc (Hán) đều nằm ngoài vòng thành. Các nhà khảocổ Nhật ước tính tuổi cho nền văn minh này là 3000 đến 4700 năm về trước. Khám phá nàyđược công bố ở Kyoto, Nhật vào tháng 10 năm 1996, hình ảnh được đăng trên những báo lớn vàsau đó trong những sách, báo Anh và Pháp ngữ, trong khi báo Trung Hoa không hề đăng, và rấtít thường dân Tàu biết đến tin này. Trên thực tế, Trung Hoa không muốn chấp nhận sự hiệndiện một nền văn minh khác, rực rỡ và xưa hơn văn minh Hán tộc vốn dĩ được xem là văn minhgốc của cả nước.Vào nửa đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Ấu châu đặc biệt chú trọng đến việc khai quật các ditích tiền sử ở những nước thuộc địa. Nhưng vì dựa vào mô hình các giai đoạn phát triển kĩ thuậtở châu Ấu để nghiên cứu các dữ kiện khảo cổ nên họ đã đưa đến những kết luận nhuộm màu ưu/ duy chủng tộc trong chiều hướng tôn cao văn minh dân da trắng. Nhà khoa học Áo Heine-Geldern nổi tiếng về thuyết thiên di ở Đông Nam Á, đã cố sức chứng minh văn hoá Đông Sơnbắt nguồn từ văn hoá phương tây người Kimmer, hay người Tokhara (tức người Nhục Chi) từvùng Hắc Hải thiên di đến (thật ra người Tokhara chỉ đến vùng nam Tây Bá Lợi Á). Mansuy,người Pháp đã phát giác ra các di vật ở Bắc Sơn (vùng Cao Bằng Lạng Sơn),- theo Hà Văn Tấn-đã gắn sự xuất hiện của kĩ thuật mài đá trong văn hoá Bắc Sơn với yếu tố tộc người da trắngcó nguồn gốc phương Tây. Nhà tiền sử học Mĩ Movius xem sự kiện trường tồn của đồ đá đặcthù Á Châu Choppers/Chopping-tools là biểu hiện tính chất kém phát triển của văn hoá Đôngphương so với Tây phương cùng thời. Coedès, hàn lâm viện sĩ Pháp, từng là Giám đốc Viện ViễnĐông Bác Cổ danh tiếng, cũng cho rằng cư dân bản địa Đông Dương vốn thiếu óc sáng tạo, ítkhả năng tiến hoá và khó tiến bộ nếu không có sự đóng góp của bên ngoài.Nói thẳng ra, tất cả các nhà khảo cứu này cho rằng cư dân Đông phương cổ mọi rợ, không vănminh bằng cư dân Tây phương cổ. Vô tình hay hữu ý, các nhà khoa học thời đó đưa ra những lílẽ biện minh cho chính sách thuộc địa mà kết luận đưa ra là dân Tây phương (có bổn phận) đemánh sáng văn minh đến cho những dân tộc bán khai địa phương. Đó là tính tự cao chủng tộc củangười da trắng.Nhưng Đông Nam Á thời tiền sử có thật sự kém văn minh như người ta tưởngkhông?Ngày nay đa số khoa học gia công nhận rằng không thể áp dụng mô hình các giai đoạn kĩ thuậtở Ấu Châu để định tuổi cho dụng cụ đá tại Đông Nam Á, và qua đó định tuổi các nền văn hoáĐông Nam Á, là vùng có khí hậu và môi trường sống h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội lịch sử văn hóa Nguồn gốc dân tộc Việt namvaf địa đàng phương đôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 261 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 254 0 0 -
4 trang 213 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 126 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 81 0 0
-
1 trang 68 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0