VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.56 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, thì chính anh hùng Núp kể sự tích nhà Rông như sau :
Sau nạn hạn hán làm cháy hết cả làng, người con lớn của Bok Sơgơ (ông Trống) đưa dân làng đi tìm được rừng mới, nhưng mọi người lại bị lạc nhau. Người con lớn liền đánh trống chiêng gọi lũ làng về. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, ăn hút nhảy múa vui chơi suốt ngày đêm cho đến lúc người con lớn của Ông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN Theo Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, thì chính anh hùng Núp kể sự tích nhà Rông như sau : Sau nạn hạn hán làm cháy hết cả làng, người con lớn của Bok Sơgơ (ông Trống) đưa dân làng đi tìm được rừng mới, nhưng mọi người lại bị lạc nhau. Người con lớn liền đánh trống chiêng gọi lũ làng về. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, ăn hút nhảy múa vui chơi suốt ngày đêm cho đến lúc người con lớn của Ông Trống họp lũ làng lại hỏi. - Bấy lâu ta bị lạc nhau, nay ta phải ở lại gần nhau. Ta phải làm nhà chung để ở chung, chơi chung. Như thế có được không ? - Được, nhưng lũ làng ta đông lắm, ở một nhà chung có hết không ? - Muốn ở hết ta phải cất nhà thật lớn, thật cao mới đủ. Thế là lũ làng lại ra đi, vào rừng. Lấy cây rừng mất một năm, làm nhà đã một năm, nóc nhà mới đã cao gần tới dưới chân nhà ông Trời. Lũ làng gọi đó là nhà Rông. Nhưng một hôm, trời bỗng nổi mưa to gió lớn ào ào mấy ngày đêm liền làm sườn nhà Rông kêu răng rắc. Xảy ra một việc lạ, lũ làng cùng nhà bỗng không hiểu tiếng nói của nhau, buộc phải chia tay, mỗi người một ngả, ai ở đâu lại về đó. Người Bana ở lại với người con lớn của Ông Trống tại nhà Rông. Tốp cuối cùng đi về phía đồng bằng là người Kinh... Trong câu chuyện kể này, có hai điều thật đáng chú ý : nếu trong các huyền thoại thường thấy có nạn đại hồng thủy, thì ở đây lại là trận hạn hán thiêu cháy tất cả, trước khi những người còn sống sót làm lại cuộc sống của loài người. Và ta lại gặp ở đây, xa xôi đến thế, chuyện xây dựng ngọn tháp Babel với tham vọng muốn lên đến tận Trời của con người và Trời đã trừng phạt sự kiêu ngạo đó bằng cách làm cho mọi người bỗng nói các thứ tiếng khác nhau khiến người ta không thể hiểu nhau nữa... Tạ Đức cho rằng mô-típ tháp (ở đây là nhà Rông) chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Còn về ý nghĩa của từ Rông ? Cũng theo Tạ Đức, Từ điển Bana -Pháp của Guilleminet cho biết : rông=hơrông=jong = wal đều có nghĩa là nhà công cộng ở người Bana, Xê-đăng và một làng Giarai tiếp giáp với người Bana. Đó là nơi hội họp của cả làng, là trụ sở của dân quân tự vệ làng, nơi ngủ của trai chưa vợ, đàn ông góa còn trong tuổi cầm vũ khí, nơi đón tiếp khách và nơi nghỉ của khách quý... Như vậy, nhà rông là một dạng nhà đàn ông - nhà làng khá phổ biến trong các xã hội cổ ở châu Mỹ, châu Phi và đặc biệt còn tồn tại dai dẳng ở Đông Nam Á. Theo Condominas, trong tiếng Muông Gar có từ ndroong Yaang có nghĩa là cái bàn thờ nhỏ treo một bên mái, chỉ làm khi cúng trâu; và từ rơơn có nghĩa là nhà trong làng ở tạm. Theo Nguyễn Văn Lợi, người Rục có nhà djon = nhà sàn. Theo Nguyễn Hữu Hoành, trong tiếng Cơtu : dông= nhà, sang = sân, dông sang và dông dak là từ ghép chỉ nhà cửa nói chung. Theo Roux, ở người Khơmu (Tây Bắc) gang giông=nhà sàn, và theo Izikowitw người Khơmu ở Tay Bắc và người Lamet ở Lào có công = nhà làng. Trong tiếng Xiêm, có rong = nhà, rong raem=khách sạn, rong phây barn=bệnh viện. Theo Nguyễn Đại Lượng, rum, rung trưng là nhà ở tạm khi rời buôn của người Ê đê. Và theo Benedict thì ở người Lê b(a) rong/ barung/ balung = lều = phong/bloong = nhà... Trong các tộc người nói tiếng Nam Đảo ở Tây Nguyên chỉ có người Gia-rai có nhà làng giống như nhà rông của người Bana là dân tộc láng giềng của họ. Theo Dournes, trong tiếng Gia-rai có các từ rung = đám đông, sự hỗn độn; dam rung = các chàng trai, đàn ông; sang rung= nhà các chàng trai, chiến binh; rung = nhà công cộng, nhà của các chàng trai, trạm gác. Cuối cùng, Eberhard cho biết người Choang ở nam Trung Quốc có malang/lang/ lan = nhà sàn = nhà đàn ông = những chàng trai sống ở nhà đó. Và người Naga ở Assam (Đông ấn Độ) có belang/ mơrung = người/ chàng trai=nhà dành cho các chàng trai/ đàn ông... (theo tạp chí Ngok Linh số 2 ra tháng 07-2001) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN Theo Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, thì chính anh hùng Núp kể sự tích nhà Rông như sau : Sau nạn hạn hán làm cháy hết cả làng, người con lớn của Bok Sơgơ (ông Trống) đưa dân làng đi tìm được rừng mới, nhưng mọi người lại bị lạc nhau. Người con lớn liền đánh trống chiêng gọi lũ làng về. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, ăn hút nhảy múa vui chơi suốt ngày đêm cho đến lúc người con lớn của Ông Trống họp lũ làng lại hỏi. - Bấy lâu ta bị lạc nhau, nay ta phải ở lại gần nhau. Ta phải làm nhà chung để ở chung, chơi chung. Như thế có được không ? - Được, nhưng lũ làng ta đông lắm, ở một nhà chung có hết không ? - Muốn ở hết ta phải cất nhà thật lớn, thật cao mới đủ. Thế là lũ làng lại ra đi, vào rừng. Lấy cây rừng mất một năm, làm nhà đã một năm, nóc nhà mới đã cao gần tới dưới chân nhà ông Trời. Lũ làng gọi đó là nhà Rông. Nhưng một hôm, trời bỗng nổi mưa to gió lớn ào ào mấy ngày đêm liền làm sườn nhà Rông kêu răng rắc. Xảy ra một việc lạ, lũ làng cùng nhà bỗng không hiểu tiếng nói của nhau, buộc phải chia tay, mỗi người một ngả, ai ở đâu lại về đó. Người Bana ở lại với người con lớn của Ông Trống tại nhà Rông. Tốp cuối cùng đi về phía đồng bằng là người Kinh... Trong câu chuyện kể này, có hai điều thật đáng chú ý : nếu trong các huyền thoại thường thấy có nạn đại hồng thủy, thì ở đây lại là trận hạn hán thiêu cháy tất cả, trước khi những người còn sống sót làm lại cuộc sống của loài người. Và ta lại gặp ở đây, xa xôi đến thế, chuyện xây dựng ngọn tháp Babel với tham vọng muốn lên đến tận Trời của con người và Trời đã trừng phạt sự kiêu ngạo đó bằng cách làm cho mọi người bỗng nói các thứ tiếng khác nhau khiến người ta không thể hiểu nhau nữa... Tạ Đức cho rằng mô-típ tháp (ở đây là nhà Rông) chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Còn về ý nghĩa của từ Rông ? Cũng theo Tạ Đức, Từ điển Bana -Pháp của Guilleminet cho biết : rông=hơrông=jong = wal đều có nghĩa là nhà công cộng ở người Bana, Xê-đăng và một làng Giarai tiếp giáp với người Bana. Đó là nơi hội họp của cả làng, là trụ sở của dân quân tự vệ làng, nơi ngủ của trai chưa vợ, đàn ông góa còn trong tuổi cầm vũ khí, nơi đón tiếp khách và nơi nghỉ của khách quý... Như vậy, nhà rông là một dạng nhà đàn ông - nhà làng khá phổ biến trong các xã hội cổ ở châu Mỹ, châu Phi và đặc biệt còn tồn tại dai dẳng ở Đông Nam Á. Theo Condominas, trong tiếng Muông Gar có từ ndroong Yaang có nghĩa là cái bàn thờ nhỏ treo một bên mái, chỉ làm khi cúng trâu; và từ rơơn có nghĩa là nhà trong làng ở tạm. Theo Nguyễn Văn Lợi, người Rục có nhà djon = nhà sàn. Theo Nguyễn Hữu Hoành, trong tiếng Cơtu : dông= nhà, sang = sân, dông sang và dông dak là từ ghép chỉ nhà cửa nói chung. Theo Roux, ở người Khơmu (Tây Bắc) gang giông=nhà sàn, và theo Izikowitw người Khơmu ở Tay Bắc và người Lamet ở Lào có công = nhà làng. Trong tiếng Xiêm, có rong = nhà, rong raem=khách sạn, rong phây barn=bệnh viện. Theo Nguyễn Đại Lượng, rum, rung trưng là nhà ở tạm khi rời buôn của người Ê đê. Và theo Benedict thì ở người Lê b(a) rong/ barung/ balung = lều = phong/bloong = nhà... Trong các tộc người nói tiếng Nam Đảo ở Tây Nguyên chỉ có người Gia-rai có nhà làng giống như nhà rông của người Bana là dân tộc láng giềng của họ. Theo Dournes, trong tiếng Gia-rai có các từ rung = đám đông, sự hỗn độn; dam rung = các chàng trai, đàn ông; sang rung= nhà các chàng trai, chiến binh; rung = nhà công cộng, nhà của các chàng trai, trạm gác. Cuối cùng, Eberhard cho biết người Choang ở nam Trung Quốc có malang/lang/ lan = nhà sàn = nhà đàn ông = những chàng trai sống ở nhà đó. Và người Naga ở Assam (Đông ấn Độ) có belang/ mơrung = người/ chàng trai=nhà dành cho các chàng trai/ đàn ông... (theo tạp chí Ngok Linh số 2 ra tháng 07-2001) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội văn hóa nghệ thuật phong tục tập quán lịch sử văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 252 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 246 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 216 0 0 -
4 trang 204 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 170 0 0 -
3 trang 153 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 122 0 0 -
14 trang 117 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0