Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, hiện tại có 27 vệ tinh, tất cả được đặt tên theo các nhân vật từ các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope. William Herschel đã khám phá hai vệ tinh đầu tiên, Titania và Oberon, vào năm 1787, và các vệ tinh hình cầu đã được phát hiện năm 1851 bởi William Lassell (Ariel và Umbriel) và năm 1948 bởi Gerard Kuiper (Miranda).[2] Các vệ tinh còn lại được phát hiện sau năm 1985, trong sứ mệnh bay ngang qua của Voyager 2 với sự hỗ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên VươngVệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương 1 Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, hiện tại có 27 vệ tinh,[1] tất cả được đặt tên theo các nhân vật từ các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope.[2] William Herschel đã khám phá hai vệ tinh đầu tiên, Titania và Oberon, vào năm 1787, và các vệ tinh hình cầu đã được phát hiện năm 1851 bởi William Lassell (Ariel và Umbriel) và năm 1948 bởi Gerard Kuiper (Miranda).[2] Các vệ tinh còn lại được phát hiện sau năm 1985, trong sứ mệnh bay ngang qua của Voyager 2 với sự hỗ trợ của kính thiên văn đặt trên Trái Đất.[1] [3] Vệ tinh Sao Thiên vương được chia thành ba nhóm: mười ba vệ tinh vòng trong, năm vệ tinh lớn, và chín vệ tinh dị hình. Vệ tinh vòng trong là những thiên thể nhỏ và tối chia sẻ chung nguồn gốc và tính chất với vành đai hành tinh. Năm vệ tinh lớn có khối lượng đủ để đạt được trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh, và bốn trong số đó có dấu hiệu quá trình dịch chuyển nội lực để hình thành các hẻm núi và núi lửa trên bề mặt.[3] Vệ tinh lớn nhất trong năm vệ tinh, Titania, có đường kính 1,578km và là vệ tinh lớn thứ tám trong Hệ Mặt Trời, và khối lượng nhỏ hơn 20lần Mặt Trăng. Các vệ tinh dị hình của Sao Thiên Vương nằm ở xa hành tinh có quỹ đạo elip và độ nghiêng quỹ đạo của chúng lớn, đồng thời chuyển động ngược chiều với chiều tự quay của hành tinh.[1] Khám phá Hai vệ tinh đầu tiên được phát hiện, Titania và Oberon, được phát hiện bởi Ngài William Herschel vào 11 tháng 1, 1787, sáu năm sau khi ông phát hiện hành tinh chủ. Sau đó, Herschel nghĩ ông đã phát hiện thêm sáu vệ tinh (xem phía dưới) và có lẽ là cả một vành đai. Trong gần 50năm, dụng cụ của Herschel là thứ duy nhất nhìn thấy nhìn thấy các vệ tinh này.[4] Trong những năm 1840, các công cụ tốt hơn và vị trí thuận lợi hơn của Sao Thiên Vương trên bầu trời đã dẫn đến các chỉ dẫn rời rạc về các vệ tinh khác Sao Thiên Vương và sáu vệ tinh lớn nhất của nó. Từ trái sáng phải: Puck, Miranda, ngoài Titania và Oberon. Cuối cùng, hai vệ Ariel, Umbriel, Titania và Oberon. tinh tiếp theo, Ariel và Umbriel, đã được phát hiện bởi William Lassell vào năm 1851.[5] Đề án đánh số La Mã cho các vệ tinh Sao Thiên Vương ở trong tình trạng thay đổi liên tục trong một thời gian đáng kể và trong các ấn phẩm vì sự không thống nhất giữa cách đặt tên của Herschel và của William Lassell.[6] Với sự xác nhận về Ariel và Umbriel, Lassell đánh số các vệ tinh từ I đến IV từ Sao Thiên Vương trở ra, và đây là gút mắc cuối cùng.[7] Năm 1852, con trai Herschel John Herschel đã đề xuất tên cho bốn vệ tinh này và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.[8] Không có thêm một khám phá nào khác trong suốt gần một thế kỉ. Năm 1948, Gerard Kuiper ở Đài thiên văn McDonald đã khám phá ra vệ tinh nhỏ nhất trong số năm vệ tinh lớn hình cầu, Miranda.[8] [9] Nhiều thập kỉ sau, chuyến bay ngang qua của tàu thăm dò không gian Voyager 2 vào tháng 1 năm 1986 dẫn đến sự khám phá thêm 10 vệ tinh vòng trong.[3] Một vệ tinh khác, Perdita, được khám phá năm 1999[10] sau khi nghiên cứu các bức ảnh cũ của Voyager.[11] Sao Thiên Vương là hành tinh khổng lồ cuối cùng không còn vệ tinh dị hình nào được biết, nhưng từ năm 1997 chín vệ tinh dị hình vòng ngoài đã được xác định bằng kính thiên văn đặt trên mặt đất.[1] Hai vệ tinh vòng trong khác, Cupid và Mab, đã được khám phá bởi Kính thiên văn không gian Hubble năm 2003.[12] Margaret là vệ tinh cuối cùng của Sao Thiên Vương được khám phá cho đến năm 2008, các kết quả tìm kiếm của nó được công bố vào tháng Mười 2003.[13]Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương 2 Vệ tinh giả Sau khi Herschel phát hiện Titania và Oberon vào 11 tháng 1, 1787, ông tin rằng ông đã tìm thấy thêm bốn vệ tinh khác; hai vệ tinh vào ngày 18 tháng 1 và 9 tháng 2, 1790, và hai vệ tinh khác vào ngày 28 tháng 2 và 25 tháng 3, 1794. Do đó trong nhiều thập kỉ, người ta tin rằng Sao Thiên Vương là có một hệ thống với sáu vệ tinh, dù bốn vệ tinh sau chưa bao giờ được xác nhận bởi các nhà thiên văn khác. Tuy nhiên, nhờ vào các quan sát của Lassell năm 1851, khi ông phát hiện Ariel và Umbriel, đã thất bại trong việc hỗ trợ xác nhận các quan sát của Herschel; các vệ tinh Ariel và Umbriel, Herschel nhất định phải quan sát thấy chúng nếu ông tìm thấy bất kì vệ tinh nào khác bên cạnh Titania và Oberon, không tương ứng với bất kì đặc điểm quỹ đạo nào trong bốn vệ tinh của Herschel. Bốn vệ tinh giả của Herschel được cho là có chu kỳ quỹ đạo trong 5.89 ngày (nằm phía trong Titania), 10.96 ngày (nằm giữa Titania và Oberon), 38.08 và 107.69 ngày (nằm phía ngoài Oberon).[14] Do đó bốn vệ tinh của Herschel được kết luận là giả mạo, có lẽ chúng phát sinh từ sai lầm nhận dạng các ngôi sao nhỏ nằm trong vùng lân cận Sao Thiên Vương như là các vệ tinh, và Lassell được công nhận là người phát hiện ra Ariel và Umbriel.[15] Tên gọi Hai vệ tinh đầu tiên của Sao Thiên Vương, phát hiện năm 1787, không được đặt tên cho đến năn 1852, một năm sau khi hai vệ tinh khác được phát hiện. Trách nhiệm đặt tên được trao cho John Herschel, con trai của nhà thiên văn khám phá ra Uranus. John Herschel, thay vì phân loại tên theo thần thoại Hy Lạp, lại đặt tên theo các tinh linh trong văn học Anh: các cô tiên Oberon và Titania trong A Midsummer Nights Dream của William Shakespeare, và nữ thần Ariel và Umbriel từ The Rape of the Lock của Alexander Pope (Ariel cũng là tên một yêu tinh trong The Tempest của Shakespeare). Lý do ...