Danh mục

VI KHUẨN ĐA ĐỀ KHÁNG

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.76 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Chúng ta có những khả năng tác động lên sự phát sinh của các vi khuẩn ruột đa đề kháng (entérobactéries multirésistantes)”, GS Patrice Nordman, trưởng khoa vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng thuộc bệnh viện Bicêtre, đã nhấn mạnh như vậy. Thật vậy, sự khuếch tán của những vi khuẩn đề kháng với nhiều loại kháng sinh, trong đó vài vi khuẩn chỉ còn đáp ứng với một hay hai kháng sinh, là một nguy cơ chủ yếu của những nhiễm trùng bệnh viện. Tuy nhiên, sự đấu tranh chống lại các giống gốc của các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VI KHUẨN ĐA ĐỀ KHÁNG VI KHUẨN ĐA ĐỀ KHÁNG“Chúng ta có những khả năng tác động lên sự phát sinh của các vi khuẩnruột đa đề kháng (entérobactéries multirésistantes)”, GS Patrice Nordman,trưởng khoa vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng thuộc bệnh viện Bicêtre,đã nhấn mạnh như vậy. Thật vậy, sự khuếch tán của những vi khuẩn đềkháng với nhiều loại kháng sinh, trong đó vài vi khuẩn chỉ còn đáp ứng vớimột hay hai kháng sinh, là một nguy cơ chủ yếu của những nhiễm trùngbệnh viện.Tuy nhiên, sự đấu tranh chống lại các giống gốc của các tụ cầu khuẩn vàng(staphylocoques dorés) đề kháng với méthicilline đã cho thấy tình hiệu quảcủa các biện pháp phòng ngừa : những biện pháp này đã cho phép, giữa năm2002 và 2006, làm giảm 35% tỷ lệ những giống gốc đề kháng ở Pháp.Viện theo dõi y tế đã nêu lên, từ năm 2002, một sự gia tăng số các nhiễmtrùng bệnh viện do các vi khuẩn ruột sản sinh bêtalactamase có kháng khuẩnphổ rộng (EBLSE : entérobactéries productrices de bêtalactamases à spectreélargi). Từ nay những nhiễm trùng này đạt đến một tỷ lệ 58,4% những giốnggốc tại bệnh viện, tương đương với những tỷ lệ của đại đa số các nước châuÂu khác. Mối lo ngại chủ yếu là thấy những vi khuẩn này phân tán trong dânchúng bởi vì các loài vi khuẩn thuờng chịu trách nhiệm nhất những nhiễmtrùng bệnh viện là những vi khuẩn ruột, hiện diện khắp nơi trong môi trườngngười.NHỮNG NGUY CƠ BẾ TẮC ĐIỀU TRỊCác EBLSE đề kháng với các bêtalactamine, một họ các kháng sinh, trongđó có các dẫn xuất của pénicilline, các céphalosporine, và đôi khi chúng đềkháng ngay cả carbapénème, là những kháng sinh chỉ được sử dụng như làbiện pháp cuối cùng. “Trong trường hợp này, nguy cơ bế tắc điều trị(impasse thérapeutique) là có thật và chúng ta có thể sẽ trở lại một tìnhhuống trước những năm 1940, không có kháng sinh để chống lại những vikhuẩn này”, GS Nordmann đã chỉ rõ như vậy. Một nguy cơ càng cao khi từnay đến ít nhất 5 năm nữa không có một lớp kháng sinh điều trị mới nào,niềm hy vọng thật sự duy nhất đối với tương lai.Tuy nhiên những vi khuẩn đề kháng với carbapénème được mang lại với sốlượng rất lớn qua các bệnh nhân được chuyển từ nước ngoài và từ nay nhữngbiện pháp nhắm đích (mesures ciblées) được thiết đặt để phát hiện chúngngay khi nhập viện những bệnh nhâ n này. Các bệnh nhân mang mầm bệnhhay bị nhiễm trùng như thế có thể được cách ly một cách nhanh chóng truớckhi họ truyền những vi khuẩn này cho những người khác và được điều trị tứcthời càng hiệu quả càng tốt. Những biện pháp nhằm hạn chế sự sử dụng cáccarbapénème cũng được thiết đặt từ 1 tháng tư năm nay.Thật vậy, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt hơn việc sử dụng các khángsinh, bởi vì, các vi khuẩn càng tiếp xúc với các kháng sinh, thì chúng càngcó thể “học” cách đề kháng với những kháng sinh này. Bằng cách làm giảmnhững cơ hội xuất hiện các đề kháng và bằng cách hạn chế sự khuếch táncủa các vi khuẩn đa đề kháng, có thể làm giảm tỷ lệ của chúng trong dân sốvi khuẩn toàn thể và, về lâu về dài, làm biến mất sự đề kháng của chúng vớicác kháng sinh. “Tuy nhiên phải hành động rất nhanh để những biện phápnày mang lại kết quả và để tránh tình trạng trong đó Ấn độ với, ở Bombay,10% của tất cả các giống gốc colibacille từ nay đa đề kháng”.

Tài liệu được xem nhiều: