Danh mục

Vì sao mỗi vùng sinh thái khác nhau lại có những cây trông và vật nuôi đặc trưng?

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.79 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó". Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. [http://agriviet.com] Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những câu hỏi khá hóc búa từ con trẻ đại loại như: Tại sao ở Việt Nam không nuôi gấu trắng nhỉ? Tại sao bố không thả cá Hồi trong ao nhà mình?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao mỗi vùng sinh thái khác nhau lại có những cây trông và vật nuôi đặc trưng? Vì sao mỗi vùng sinh thái khác nhau lại có những cây trông và vật nuôi đặc trưng? Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. [http://agriviet.com] Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những câu hỏi khá hóc búa từ con trẻ đại loại như: Tại sao ở Việt Nam không nuôi gấu trắng nhỉ? Tại sao bố không thả cá Hồi trong ao nhà mình? Tại sao nhà mình không trồng cây Vú sữa được?... Để trả lời những câu hỏi này cần có kiến thức cơ bản về sinh thái học, vậy chúng ta cần nắm rõ: Sinh thái học là gì? Hệ sinh thái là gì? Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của tự nhiên mà đối tượng của nó là tất cả các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, trong đó môi trường bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật và có ảnh hưởng qua lại với các sinh vật. Con người cũng như mọi sinh vật khác trên Trái đất không thể sống tách rời môi trường sống cụ thể của mình. Môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của sự sống trên Trái đất, duy trì sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật hoặc làm phát sinh các loài mới. Thành phần và tính chất của môi trường rất đa dạng và luôn luôn biến đổi. Do vậy các sinh vật phải thường xuyên thích nghi với môi trường, phải điều chỉnh hoạt động sống của mình cho phù hợp với các biến đổi đó thì mới tồn tại được. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái. Các nhân tố này rất đa dạng, có thể thúc đẩy hoạt động sống của các sinh vật, cũng có thể kìm hãm hay gây hại cho các sinh vật. Có thể chia các nhân tố sinh thái thành 3 nhóm lớn là: Nhóm nhân tố vô sinh: Gồm các nhân tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí), dòng chảy, đất đai, địa hình… Nhóm nhân tố hữu sinh: Gồm các cá thể sống như thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật… Nhóm nhân tố con người: Gồm tất cả các hoạt động của con người làm biến đổi tự nhiên mà nới đây là môi trường sống của các sinh vật. Các nhân tố sinh thái luôn luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Chúng tác động không giống nhau đối với các sinh vật. Các nhân tố sinh thái thuộc nhóm vô sinh có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật. Các sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong các điều kiện sinh thái thích hợp mà thôi. Các sinh vật được sinh ra mang những đặc điểm di truyền tốt của bố mẹ. Chúng có thể dễ dàng tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên nơi bố mẹ chúng sinh sống. Khi điều kiện môi trường thay đổi, diễn ra quá trình đào thải, các sinh vật mang những đặc điểm không thích hợp bị tiêu diệt, các sinh vật khoẻ mạnh hơn, hoặc các sinh vật mang những gen đột biến có lợi thích hợp trong điều kiện môi trường mới có khả năng sống sót, tồn tại, tiếp tục phát triển và mang những đặc điểm di truyền có lợi đấy truyền lại cho thế hệ sau. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là hình thành nên những giống, loài mới có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên. Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều theo giới hạn chịu đựng cho từng cơ thể trong đó có giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận. Khi các nhân tố sinh thái vượt quá giới hạn chịu đựng cho phép của cơ thể sinh vật thì có thể dẫn đến sự chết hàng loạt của loài sinh vật đó. Sự tác động của mỗi nhân tố sinh thái và sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến sinh vật theo các qui luật nhất định đó là qui luật sinh thái cơ bản. Kết quả của sự tác động qua lại có tính qui luật của các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ đã hình thành nên những đặc điểm thích nghi sinh thái quan trọng. Do mỗi loài có một giới hạn chịu đựng nhất định đối với các nhân tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm... dẫn đến sự phân bố của sinh vật ...

Tài liệu được xem nhiều: