Danh mục

VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG - CHƯƠNG 4

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.44 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VIRUS HỌC (8 tiết)Chương virus học được viết tóm tắt trong 26 trang phục vụ cho 8 tiết giảng với các nội dung cơ bản như: giới thiệu về lịch sử phát triển của virus học, các đặc trưng cơ bản của virus, các dạng hình thái và cấu trúc một số dạng điển hình của virus. Virus là vi sinh vật cấu trúc chỉ gồm acid nucleic (AND hoặc ARN) và vỏ bọc protein. Mỗi dạng cấu trúc khác nhau của virus có sự khác nhau trong quá trình tái tạo chính vì thế trong chương này trình bày...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG - CHƯƠNG 4 CHƯƠNG IV-VIRUS HỌC (8 tiết) Giảng viên: BSTY. Nguyễn Xuân Hòa-TS. Phạm Hồng Sơn Nội dung chương: Chương virus học được viết tóm tắt trong 26 trang phục vụ cho 8tiết giảng với các nội dung cơ bản như: giới thiệu về lịch sử phát triển của virus học, các đặctrưng cơ bản của virus, các dạng hình thái và cấu trúc một số dạng điển hình của virus. Viruslà vi sinh vật cấu trúc chỉ gồm acid nucleic (AND hoặc ARN) và vỏ bọc protein. Mỗi dạngcấu trúc khác nhau của virus có sự khác nhau trong quá trình tái tạo chính vì thế trong chươngnày trình bày khá kỹ quá trình tái tạo của các nhóm virus điển hình. Mục tiêu: Để có thể nghiên cứu sâu về virus và ảnh hưởng của chúng đối với đời sốngcon người và súc vật từ đó có cách phòng trị thích hợp, trước tiên người học cần nắm vữngnhững đặc trưng cơ bản nhất, căn cứ vào hình thái phân biệt được một số dạng điển hình, hiểuvề nguyên lý tái tạo của những nhóm virus có acidnucleic khác nhau. I. SƠ YẾU VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VIRUS HỌC [1] Khoảng 1500 năm trước công nguyên, vào đời vua Ai Cập thứ 18 đã có những bằngchứng về bệnh bại liệt. Nhà triết học cổ Hi Lạp Arristotle (384-322 trước công nguyên). Đãmiêu tả các triệu chứng của bệnh dại. Khoảng 2-3 thế kỷ trước công nguyên người Trung Hoavà người Ấn Độ đã miêu tả về bệnh đậu mùa. Tất nhiên khi đó con người chưa biết đượcnguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo này. Năm 1886 A. Mayer (người Đức) lần đầu tiên phát hiện thấy bệnh khảm ở lá câythuốc lá và chứng minh đó là một bệnh truyền nhiễm. Năm 1892 nhà sinh lý học thực vật trẻ tuổi D. I. Ivanoskii, người Nga bắt tay vào việcnghiên cứu mầm bệnh khảm ở thuốc lá. Ông chứng minh được rằng mầm bệnh này nhỏ hơnvi khuẩn, vì nó có thể chui qua các nến lọc vi khuẩn bằng sứ và không quan sát được bằngkính hiển vi quang học. Khi nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn chúng không mọcđược nhưng nếu cấy vào các cây thuốc lá khỏe thì cây khỏe bị mắc bệnh. Từ kết quả trên ôngkết luận có một loại vi sinh vật rất nhỏ đã gây bệnh cho cây thuốc lá và ông gọi chúng là vikhuẩn cực tiểu hay độc tố của vi khuẩn. Sáu năm sau, năm 1898 nhà vi sinh vật học Hà Lan M.W. Beijerinck (1851-1931)cũng nghiên cứu một cách độc lập mầm bệnh của bệnh khảm thuốc lá và ông cho rằng đó làmột chất dịch có hoạt tính truyền nhiễm ông dùng tiếng Latin là virus (mầm độc) để gọi mầmbệnh này này. Ông kết luận: 1. Bệnh đốm thuốc lá không phải do vi khuẩn gây ra mà do chất dịch có hoạt tínhtruyền nhiễm. Ông dùng tiếng Latin là Virus (mầm độc) để gọi mầm bệnh này. Thuật ngữvirus có từ bấy giờ. 2. Virus qua lọc chỉ sản sinh trong mô sống của thực vật. 3. Có thể diệt virus bằng cách đun sôi. Tuy nhiên nếu chỉ sấy khô thì tính độc vẫn còn. Cũng chính vào năm ấy hai nhà bác học Đức F. Loefler và F. Frosch lần đầu tiên đãphát hiện ra virus gây bệnh lở mồm long móng ở gia súc có sừng. Năm 1901, các bác sĩ quân y người Anh đã phát hiện ra virus gây bệnh sốt vàng ởngười. Về sau chỉ trong một thời gian ngắn, các nhà bác học đã liên tiếp phát hiện ra hàngchục virus gây bệnh cho người và gia súc. Mãi đến năm 1939 chiếc kính hiển vi điện tử ra đời và cũng từ mốc thời gian này, loàingười mới nhìn thấy hình dạng của virus. Virus đầu tiên quan sát được là virus khảm thuốc lá.Từ đó ngành virus học đã phát triển hết sức nhanh chóng, đến nay đã trở thành ngành khoahọc hoàn chỉnh. 74 Do sự phát triển trong nghiên cứu về virus, từ trước đến nay đã có khá nhiều địnhnghĩa khác nhau về virus, song định nghĩa đầy đủ nhất là của Giáo sư Chu Phúc Đán (ĐạiHọc Phúc Đán Trung Quốc). Định nghĩa virus như sau: Virus là một loại sinh vật phi tế bào, siêu hiển vi, mỗi loại virus chỉ chứa một loạiacid nucleic. Chúng chỉ có thể ký sinh bắt buộc trong các cơ thể sống, dựa vào sự hiệp trợcủa hệ thống trao đổi chất của vật chủ mà sao chép acid nucleic, tổng hợp các thành phần nhưprotein,...sau đó tiến hành lắp nối để sinh sản; trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồntại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học, không sống và có hoạt tính truyền nhiễm. Người ta đã phát hiện được 1671 loài virus của côn trùng (1990), 931 loài virus củađộng vật có xương sống, 300 loài virus của người (1984), 100 loài virus trên nấm, và trên2850 loài và chủng thực khuẩn thể (1987). II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VIRUS VÀ PHÂN LOẠI VIRUS [1] 2.1. Những đặc trưng của virus Virus là những vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước cực kỳ nhỏ bé,muốn thấy được chúng phải sử dụng kính hiển vi điện tử, mặc dù virus rất nhỏ bé nhưng nócó đặc trưng của vật chất sống, có thể nhân lên trong tế bào sống và gây bệnh ở hầu hết cácloài sinh vật. Virus có cá ...

Tài liệu được xem nhiều: