Danh mục

Việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và có những tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài tham luận phân tích về CMCN 4.0 và những tác động của nó tới việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh thích ứng với bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 VIỆC LÀM VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Trần Ngọc Diễn1 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và có những tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài tham luận phân tích về CMCN 4.0 và những tác động của nó tới việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh thích ứng với bối cảnh mới. Abstract: The fourth industrial revolution (Industry 4.0) is taking place very strongly on a global scale and it has profound impacts on all areas of social life. This essay will analyze Industry 4.0 and its impacts on employment and labor relations in Vietnam, thereby proposing appropriate solutions to adapt to the new context.  1. VÀI NÉT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng lao động trực tiếp, phát triển kinh tế tri thức trở thành những đặc điểm chính. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì CMCN 4.0 là sự kết hợp các thành tựu khoa học của 3 lĩnh vực chính gồm: (i) Kỹ thuật số, bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); (ii) Công nghệ sinh học, bao gồm các ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; và (iii) Lĩnh vực vật lý như: Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...), công nghệ nano...2 Khác với các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và hệ thống. Đây là cuộc cách mạng có tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, diễn ra không chỉ trên quy mô tất cả các lĩnh vực trong một quốc gia, khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ không chỉ hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp, một 1 Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội. 2 TS. Phạm Trọng Nghĩa, https://laodong.vn/cong-doan/bao-ve-nguoi-lao-dong-trong-cach-mang-cong-nghiep-40- 590533.ldo - laodong.com.vn ngày 19/02/2018. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 255 lĩnh vực mà còn tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một quốc gia cũng như hệ thống quản trị toàn cầu. CMCN 4.0 càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam), những cuộc CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hoàn tất và các công nghệ mới có thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với mọi xã hội1. Tất cả đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi cơ bản và sâu rộng trong hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội nói, lĩnh vực việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam nói riêng. 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CMCN 4.0 đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng năng suất lao động, tăng mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, kết nối con người đến gần nhau hơn qua các phương tiện liên lạc tiên tiến; đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại, vận chuyển và tạo ra những việc làm mới. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người lao động như: bị mất việc làm do bị thay thế bằng máy móc; không được bảo vệ quyền lợi do có sự thay đổi về bản chất của quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới; bị phân biệt đối xử bất bình đẳng trong xã hội giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp, giữa ông chủ sở hữu máy móc và người lao động. CMCN 4.0 sẽ đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất cho những người phát minh, nhà đầu tư chứ không phải là người lao động thông thường, dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Ở nhiều nước phát triển, thu nhập thực tế của giới chủ, của lao động có chuyên môn cao thì liên tục tăng, trong khi đó, thu nhập thực tế của công nhân lao động có trình độ và kỹ năng thấp thì lại giảm. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 có thể gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa, làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng ...

Tài liệu được xem nhiều: