Danh mục

VIÊM GAN B TẠI VIỆT NAM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.88 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam nằm trong vùng dịch tể cao của siêu vi viêm gan B, ước tính có khoảng 10 triệu người mang HBsAg nên viêm gan siêu vi B là vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mang HBsAg cao nhất là lứa tuổi từ 41-50 chiếm 18,7% trong khi lứa tuổi có tỷ lệ thấp nhất từ 0-10 là 10,7 %. Nhưng tỷ lệ HBeAg(+) /HBsAg(+) của lứa tuổi 0-10 là 91 %. Theo diễn biến tự nhiên, tỷ lệ mất HBsAg hàng năm là 1-2%, và chuyển đổi huyết thanh HBeAg chung là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM GAN B TẠI VIỆT NAM VIÊM GAN B TẠI VIỆT NAM Việt Nam nằm trong vùng dịch tể cao của siêu vi viêm gan B, ướctính có khoảng 10 triệu người mang HBsAg nên viêm gan siêu vi B là vấnđề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mang HBsAg cao nhất là lứatuổi từ 41-50 chiếm 18,7% trong khi lứa tuổi có tỷ lệ thấp nhất từ 0-10 là10,7 %. Nhưng tỷ lệ HBeAg(+) /HBsAg(+) của lứa tuổi 0-10 là 91 %. Theodiễn biến tự nhiên, tỷ lệ mất HBsAg hàng năm là 1-2%, và chuyển đổi huyếtthanh HBeAg chung là 9,6%. Về lây truyền dọc, nếu thai phụ có HBsAg(+), nguy cơ con bị nhiễmlà 40-50%, còn thai phụ có cả HBsAg(+) và HBeAg(+), nguy cơ con bịnhiễm là 90%. Về bệnh lý của gan liên quan với siêu vi viêm gan B, GS Phiệt chobiết tỷ lệ viêm gan cấp ở bệnh viện có dấu ấn siêu vi viêm gan B là 40-50%,bệnh xơ gan trên người mang HBsAg(+) là 30-40%. Ung thư gan chiếm38/100.000 người dân, đứng thứ hai sau ung thư phổi, HBsAg(+) trong ungthư gan là 80-90%. Ðiều trị viêm gan siêu vi B mạn tính hiện nay tại ViệtNam còn khó khăn, do vậy vấn đề quan trọng là dự phòng bao gồm chủngngừa, giáo dục đại chúng phòng chống lây truyền và sàng lọc siêu vi viêmgan B trong truyền máu và ghép cơ quan. Về mặt điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, GS BS. Hie-Won L.Hann, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh gan bệnh viện Ðại họcThomas Jefferson, Philadelphia, Hoa Kỳ trình bày. Trong số các siêu vi viêm gan được biết trên người (siêu vi viêm ganA, B, C, D và E), thì HBV và siêu vi viêm gan C (HCV) là những siêu viquan trọng nhất gây viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Trong khiung thư gan hiếm gặp tại Hoa Kỳ, thì có lẽ đây là loại ung thư phổ biến nhấtở châu Á và Tây Phi. Nói chung, 80 đến 85% số trường hợp ung thư gan cókết hợp căn nguyên với HBV và phần lớn số ung thư gan không có HBV đềuđược quy cho HCV. Số liệu gần đây về ung thư tại California, tiểu bang có dân số ngườiMỹ gốc Á đông nhất, chỉ ra rằng ung thư gan được xếp hạng từ thứ hai đếnthứ năm trong số các ung thư thường gặp nhất đối với nam giới người Hoa,người Triều Tiên, người Lào, người Căm-pu-chia, người Phi-lip-pin vàngười Việt. Trên thế giới, có hơn hai tỉ người bị nhiễm HBV, với ước lượng 350-400 triệu người bị nhiễm HBV mạn tính. Khoảng 25 đến 40% số người bịnhiễm HBV mạn tính này chết sớm vì xơ gan và/hoặc ung thư gan. Ba phần tư số người mang HBV sống ở châu Á; tỷ lệ người mangHBV mạn tính ở Trung Quốc và Ðông Nam Á ở mức cao từ 8% dân số trởlên. Nhiễm HBV cũng phổ biến ở châu Phi hạ Sahara. Tỉ lệ lưu hành HBV ởmức trung bình tại vùng Ðịa Trung Hải, Nhật Bản, và một phần Ðông Âu.Nhiễm HBV tương đối ít gặp, ảnh hưởng dưới 2% dân số, tại phần lớn TâyÂu, châu Úc và châu Mỹ. Mặc dù vậy, hàng năm có khoảng 300.000 ngườitại Hoa Kỳ và có đến một triệu người châu Âu bị nhiễm bệnh. Sự khác biệt về tỉ lệ lưu hành toàn cầu là do khác biệt về các đườnglây truyền HBV chính. Ở các vùng bệnh lưu hành địa phương như châu Á vàTây Phi, lây truyền HBV thường xảy ra trong thời kỳ chu sinh, với tỉ lệ lâytruyền cho trẻ sơ sinh cao đến 90% từ các bà mẹ có HBsAg và HBeAgdương tính (HBeAg (+) có nghĩa là siêu vi nhân đôi nhiều). Cách lây truyền này cũng xảy ra ở những vùng có tỉ lệ lưu hành thấp,chủ yếu là ở những người nhập cư từ các vùng có bệnh lưu hành địa phương.Hơn nữa, nhiễm bệnh ở tuổi càng nhỏ, thì cơ hội trở thành người mang HBVmạn tính càng cao. Các chương trình tiêm chủng tuy thành công, nhưng vẫn thường gặpcác trường hợp mới nhiễm HBV tại nhiều nước có mức độ lưu hành địaphương cao, và có hàng triệu người đã nhiễm siêu vi mà đối với họ nhữngvăc-xin hiện dùng không có tác dụng. Do đó, can thiệp điều trị là phương ánduy nhất đối với những người có bệnh gan thật sự do nhiễm HBV. Ðáng chú ý là trong phần lớn các trường hợp ung thư gan, thời gian từkhi nhiễm HBV đến khi phát triển ung thư gan phải mất từ 20 đến 40 năm.Vì viêm gan B mạn tính và/hoặc xơ gan hiện diện cùng với hoặc xảy ratrước ung thư gan trong đa số trường hợp, nên liệu pháp kháng siêu vi hữuhiệu trong những giai đoạn này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm phát triểnung thư gan. Liệu pháp kháng siêu vi có mục đích chặn đứng sự nhân đôi siêu vi.Trị liệu thành công đối với nhiễm HBV được định nghĩa là mất HBeAg vàDNA HBV trong huyết thanh (cả hai đều chứng tỏ ức chế sự nhân đôi siêuvi) đi kèm với bình thường hóa các enzym gan. Interferon-alpha (IFN-a) đã được dùng trong thập niên vừa qua đểđiều trị viêm gan B mạn tính. Kết cục thuận lợi đối với liệu pháp IFN -a khikèm theo các yếu tố như mắc bệnh ở tuổi trưởng thành, nồng độ ALT cao từđầu, DNA HBV thấp từ đầu, không có xơ gan, và giới nữ. Ða số bệnh nhânviêm gan B mạn tính, đặc biệt là ở các vùng bệnh lưu hành, không có đủ cácyếu tố đó và kém đáp ứng với IFN-a. Thuốc này đắt tiền và thường kémđược dung nạp, và bị chống chỉ định ...

Tài liệu được xem nhiều: