Các thuốc chữa lao hầu hết có tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đáng sợ nhất là gan bị viêm do ngộ độc thuốc lao. Theo nhiều thống kê của nhiều tác giả trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ viêm gan do thuốc lao chiếm từ 1-5%, có thống kê tỷ lệ này còn cao hơn tới 9-10%. Viêm gan do thuốc lao đã được các nhà khoa học chú ý đã từ năm1972 khi Pyrazinamide (Z, PZA) được phát minh năm 1950 và được áp dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm gan do thuốc chữa lao Viêm gan do thuốc chữa lao Các thuốc chữa lao hầu hết có tác dụng phụ (tác dụng khôngmong muốn) ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đáng sợ nhất là ganbị viêm do ngộ độc thuốc lao. Theo nhiều thống kê của nhiều tác giảtrên thế giới và ở nước ta tỷ lệ viêm gan do thuốc lao chiếm từ 1-5%, cóthống kê tỷ lệ này còn cao hơn tới 9-10%. Viêm gan do thuốc lao đã được các nhà khoa học chú ý đã từnăm1972 khi Pyrazinamide (Z, PZA) được phát minh năm 1950 và được ápdụng chữa lao, nhưng thuốc này đã bị cấm sản xuất ở Pháp, cấm sử dụng ởMỹ. Mãi đến năm 1975 PZA mới lấy lại vị thế của mình, trở thành thuốc tácdụng mạnh, xếp hàng thứ 3 trong các thuốc lao có hiệu lực nhất (Hội nghịchống lao toàn thế giới lần thứ 23 tại Mêhico 1975, lần thứ 24 tại Bruxelles,Bỉ năm 1978). Vào thập kỷ 60-70 thế kỷ trước xuất hiện nhiều chủng laokháng thuốc streptomycin (S, SM, PAS, Isoniazide (H, INH), một số tác giảdùng liều cao INH để chữa (Etienne Bernard...) đã nêu lên một số tác dụngphụ, tai biến của INH như vàng da, thậm chí có trường hợp tử vong. Năm1960 Ethionamide được phát minh, đưa vào chữa lao cũng gây ra các trườnghợp tương tự nhưng cơ chế gây viêm gan chưa được sáng tỏ. Sau năm 1972 một sự kiện xảy ra tại New York đã lôi kéo sự chú ýcủa thế giới. Theo khuyến cáo của Hội lồng ngực Mỹ ATS năm 1967 nhữngngười có phản ứng lao Mantoux tét (+) cần phải uống thuốc INH phòng lao.Năm 1970 cơ quan bảo vệ sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (MS Public HealthService) cho 2.321 nhân viên c ủa hãng Capitol Hill có test Mantoux (+), tuổitrung bình 49,9 uống INH phòng lao, sau đó 19 người đã bị viêm gan trongvòng 6 tháng và 2 người đã chết. Nhóm chứng gồm 2.154 người có Mantouxtest (-) chỉ có 1 người bị viêm gan, 260 người Mantoux test (+) không dùngINH không ai bị viêm gan. Ở nước ta, trước 1975 chưa có thuốc lao đặc hiệu mạnh Rifampicine(R, RMP), Pyrazinamide (Z, PZA), việc điều trị lao với INH liều 5mg/kg cơthể/ngày phối hợp filatuor + subtibis hoặc S+H+Z hầu như không gặptrường hợp viêm gan xảy ra. Sau 1975, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương (BVLBPTư) lầnđầu tiên dùng R, Z... với liều lượng khuyến cáo của Hiệp hội chống lao thếgiới tính liều lượng theo cân nặng trên hoặc dưới 50kg cơ thể một ngày đãgặp một số trường hợp tai biến. Hội đồng khoa học BVLBPTư phối hợp vớiBệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch đã tìm ra nguyên do liều lượng thuốckhuyến cáo của Hiệp hội bài lao thế giới là chưa phù hợp vì người Việt Nam(VN) gầy yếu, nhất là nữ cân nặng thường ở mức trên dưới 35kg, đồng thờicũng trùng hợp với khuyến cáo khẩn cấp toàn cầu của Hiệp hội bài lao thếgiới. Ba thuốc chữa lao có hiệu lực mạnh nhất hiện nay là R, H, Z là haygây tai biến viêm gan. Ba thuốc này thường được phối hợp với nhau trongcác phác đồ chữa lao thông thường khiến độc tính tăng lên, nhất là khi bảnthân nguồn bệnh lao có thêm các yếu tố thuận lợi như nghiện rượu, tiêmchích ma túy, viêm gan B (người VN mang virut viêm gan B là 10-20% -Hội nghị bệnh gan - mật toàn quốc - Hà Nội 2002), sốt rét mạn tính... Hiệnnay đại dịch HIV/AIDS, bệnh tiểu đường cũng đang là vấn nạn ở nước ta,làm cho công tác chống lao ở nước ta càng gặp nhiều khó khăn. Bệnh laokháng đa thuốc gặp nhiều. Muốn chữa bệnh lao kháng thuốc các phác đồđiều trị phải phối hợp 5-6 thuốc lao hiệu lực kém hơn, độc tính cao hơn, thờigian điều trị phải kéo dài hơn 1 năm rưỡi tới 2 năm, kết quả khỏi bệnh íthơn, nhưng tỷ lệ tai biến thuốc lại nhiều hơn, do đó Hiệp hội bài lao thế giớikhuyến cáo nên chữa các trường hợp này ở cơ sở nội trú, quản lý chặt chẽviệc thực hiện điều trị, phòng bệnh tránh lây lan cho cộng đồng và khuyếncáo không nên phổ biến các phác đồ điều trị lao nhưng đa thuốc rộng rãi đểtránh sử dụng không đúng và đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho tínhmệnh bệnh nhân. Yếu tố nguy cơ viêm gan ở một số thuốc chữa lao: 1. Isoniazide (H, INH) - tác dụng phụ: 5,4%. Tùy theo các yếu tố như: Tuổi: Tuổi càng cao tỷ lệ nguy cơ càng cao. Tỷ lệ nguy cơ tương đốicho tất cả bệnh nhân dùng INH là 5,2% Dưới 35 tuổi: 2,8%o Trên 35 tuổi: 7,7%o Tỷ lệ cao nhất xảy ra sau 16 tuần đầu dùng INH. Tử vong ở tuổi thiếu niên: 0,8-2,1%, người trẻ: 0,3- 0,4%, trung niên:2,2-9%, người già 16,5%. Giới tính - Phụ nữ là người có nguy cơ cao, nhất là trong thời kỳ mangthai và đang cho con bú. Tiền sử bệnh gan: nghiện rượu, tiêm chích ma túy, viêm gan B. INH phối hợp với các thuốc chống lao khác làm tăng tác hại đến gan,đặc biệt là rifampicine (R, RMP). Nói chung phòng bệnh lao bằng uống INHđơn thuần nguy cơ có men gan tăng là 10%, đa số lành tính, không có dấuhiệu lâm sàng, chỉ có 10% trong số này (1% tổng số) tiến tới viêm gan cóbiểu hiện lâm sàng và 10% số viêm gan có biểu hiện lâm sàng bị suy gancấp. Khi xuất hiện vàng da, tỷ lệ tử von ...