Viêm màng não: Bệnh có tỉ lệ di chứng cao
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 245.51 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết. Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm màng não: Bệnh có tỉ lệ di chứng cao Viêm màng não: Bệnh có tỉ lệ di chứng cao Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết. Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu... gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh... Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm. Viêm màng não do HIB: Do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho... sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng tuổi). Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 - 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động... hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB, nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng. Điều trị cho trẻ viêm màng não do HIB tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.Hồ Chí Ảnh: T.Chương Minh). Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccin HIB cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh (vaccin tổng hợp 5 trong 1 DPT- VGB-HIB): bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Viêm màng não do mô cầu: Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc cao hơn trong thời tiết xuân hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước...Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong. Viêm màng não do mô cầu là bệnh do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể phòng được bằng vaccin phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch...). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị... khuẩn phế cầu Streptococcus Vi pneumoniae. Ảnh: TL Viêm màng não do phế cầu: Do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não... Bệnh có triệu chứng: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp... Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. Có các dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có tư thế cò súng, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn. Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh viêm màng não. Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm màng não: Bệnh có tỉ lệ di chứng cao Viêm màng não: Bệnh có tỉ lệ di chứng cao Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết. Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu... gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh... Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm. Viêm màng não do HIB: Do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho... sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng tuổi). Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 - 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động... hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB, nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng. Điều trị cho trẻ viêm màng não do HIB tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.Hồ Chí Ảnh: T.Chương Minh). Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccin HIB cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh (vaccin tổng hợp 5 trong 1 DPT- VGB-HIB): bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Viêm màng não do mô cầu: Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc cao hơn trong thời tiết xuân hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước...Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong. Viêm màng não do mô cầu là bệnh do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể phòng được bằng vaccin phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch...). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị... khuẩn phế cầu Streptococcus Vi pneumoniae. Ảnh: TL Viêm màng não do phế cầu: Do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não... Bệnh có triệu chứng: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp... Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. Có các dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có tư thế cò súng, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn. Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh viêm màng não. Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
các công trình y học kiến thức y học giáo án y khoa bệnh viêm màng não tác hại của viêm màng nãoGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 143 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 120 0 0 -
4 trang 99 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 95 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 74 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 43 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 40 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 38 0 0