Viêm phổi là một bệnh khá nặng, có tỉ lệ mắc phải và tỉ lệ tử vong khá cao. Ở Mỹ, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh do nhiễm trùng.Viêm phổi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm và đông đặc của nhu mô phổi, gây ra bởi nhiều tác nhân gây nhiễm như vi trùng, mycoplasma, chlamydiae, rickettsiae, virus, nấm và ký sinh trùng.Trong khuôn khỗ của bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến viêm phổi do các chủng vi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm phổi do nhiễm trùngViêm phổi do nhiễm trùng Viêm phổi do nhiễm trùngI. ĐẠI CƯƠNGViêm phổi là một bệnh khá nặng, có tỉ lệ mắc phải và tỉ lệ tử vong khá cao. Ở Mỹ,viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 và nguyên nhân gây tửvong hàng đầu trong các bệnh do nhiễm trùng.Viêm phổi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm và đông đặc của nhu môphổi, gây ra bởi nhiều tác nhân gây nhiễm như vi trùng, mycoplasma, chlamydiae,rickettsiae, virus, nấm và ký sinh trùng.Trong khuôn khỗ của bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến viêm phổi do các chủng vitrùng. Viêm phổi do từng chủng vi trùng đều có những đặc điểm về dịch tễ học,bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và diễn tiến khác nhau. Tuy nhiên, trên thực hànhlâm sàng, người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh: viêm phổi cộng đồng và viêmphổi mắc phải trong bệnh viện.Viêm phổi cộng đồng là các trường hợp viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện. Tráilại, các trường hợp viêm phổi xuất hiện > 72 giờ sau khi nhập viện được gọi làviêm phổi trong bệnh viện. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về xếp loại của cáctrường hợp viêm phổi xảy ra ở các nhà an dưỡng, trại tâm thần…, các trường hợpnày cũng nên được xếp vào viêm phổi trong bệnh viện.II. DỊCH TỄ HỌC1.Viêm phổi cộng đồng:Viêm phổi cộng đồng là bệnh khá phỗ biến. Theo thống kê của Hoa kỳ, có khoảng2 - 4 triệu trường hợp viêm phổi hàng năm, khoảng 10 - 12 trường hợp/1000 ngườimỗi năm, và thường xảy ra ở 2 đầu của thang tuổi tức là ở nhóm tuổi già trên 75tuổi và nhóm tuổi nhỏ dưới 5 tuổi.Tỉ lệ viêm phổi là 11,6/1000 người ở nhóm trên 75 tuổi so với 0,54/1000 người ởnhóm 35 - 44 tuổi.2.Viêm phổi trong bệnh việnViêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ 13 - 18% trong số các nhiễm trùng bệnh viện vàxảy ra với tần suất 4 - 7 / 1000 trường hợp nhập viện.Viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ 0,8 - 0,9% ở các khoa nội hay ngoại, 17,5% ở cácbệnh nhân hậu phẫu và 10 - 25% ở các bệnh nhân khoa săn sóc đặc biệt.Tỉ lệ viêm phổi có liên quan đến thở máy khá cao 6 - 30%.Tử vong do viêm phổi bệnh viện thay đổi từ 20 - 50% và là nguyên nhân gây t ửvong do nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất.Tỉ lệ tử vong còn cao hơn nếu tác nhân gây bệnh là Pseudomonas aeruginosa.III. CƠ CHẾ BỆNH SINH:A.ĐƯỜNG VÀO:Các vi khuẩn gây bệnh vào phổi qua một trong các đường sau:1.Nhiễm các vi sinh vật trú đóng trên vùng hầu họng:Đây là đường vào phỗ biến nhất của hầu hết các tác nhân gây bệnh. Trên niêmmạc vùng mủi hầu của người bình thường khỏe mạnh vẫn có thể mang tạm thờicác tác nhân gây bệnh như Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes,Hemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Moraxella catarrhalis (ngườilành mang trùng).Các vi trùng kỵ khí thường xuất phát từ các kẽ răng và các mãng bám răng. Sựhiện diện của các trực trùng gram âm hiếu khí ở niêm mạc hầu họng rất hiếm gặpở người bình thường khỏe mạnh (10mm thường bị giữ lại ở mủi và đườnghô hấp trên.Các hạt có đường kính nhỏ từ 3 - 5 mm có mang 1 -2 vi trùng và thường lơ lửngtrong không khí cho đến khi bị hít vào phổi. Các hạt này quá nhỏ nên thường vượtqua được hàng rào bảo vệ ở đường hô hấp trên, đến được các tiểu phế quản thậmchí đến phế nang và khởi phát nhiễm trùng. Các trường hợp viêm phổi doHemophilus influenza, Legionella, Psittacose thường xâm nhập vào phổi theođường này.3. Theo đường máu:Thường gặp nhất là viêm phổi do Staphylococcus aureus. Người bệnh thường cóviêm nội tâm mạc do vi trùng ở tim phải hoặc tim trái, chích xì ke hoặc bị nhiễmtrùng các ống xông (catheter) tĩnh mạch hoặc động mạch.4. Nhiễm trực tiếp:Người bệnh bị nhiễm trực tiếp từ ống đặt nội khí quản hoặc từ các vết th ương thấungực. Rất hiếm gặp.5. Theo đường tiếp cận:Vi trùng có thể lan tràn từ các cơ quan lân cận bị nhiễm trùng.B. TỔN THƯƠNG PHỔI:Sau khi các tác nhân gây bệnh vào đến các tiểu phế quản hoặc phế nang, tình trạngnhiễm trùng sẽ khởi phát và diễn tiến thành thâm nhiễm phổi, đông đặc phổi hayhọai tử phổi tùy thuọc vào 2 yếu tố:đặc tính của vi trùng gây bệnh và có hay không sự tắc nghẽn phế quản do khối uhay dị vật. Viêm phổi do Streptococcus pneumoniae hầu nh ư không khi nào gâyhọai tử, ngược lại, các truờng hợp nhiễm trùng phổi do vi trùng kỵ khí thì thườngcó tạo mủ.C. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN1.Yếu tố người lành mang trùng và hít dịch vào phổi:Hầu hết các viêm phổi bệnh viện đều do hít vi trùng trú đóng từ hầu họng hoặc từdạ dày vào cây khí phế quản. Hiện tượng này xảy ra ở khoảng 45% người khỏemạnh và rất thường xuyên ở người có rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, giảm phản xạnôn, chậm tiêu, giảm nhu động ruột.Tỉ lệ có mang vi trùng trú đóng là 35% ở người bệnh trung bình và 73% ở ngườibệnh nặng. Viêm phổi xảy ra với tỉ lệ 23% ở người có mang mầm bệnh so với chỉcó 3,3% ở người không mang mầm bệnh.Thông thường dịch dạ dày không chứa vi trùng nhờ pH acid có khả năng d ...