Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 2
Số trang: 186
Loại file: pdf
Dung lượng: 12.76 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững" trình bày hợp tác tiểu vùng sông Mê Công và các thách thức đặt ra ở thế kỷ XXI - Việt Nam; nỗ lực cho một dòng sông phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 2 Phần thứ ba HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA Ở THẾ KỶ XXI 248 249 I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG 1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng 1.1. Ủy hội sông Mê Công (Mê Công River Commission - MRC) Ngày 05/4/1995, các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gọi tắt là Hiệp định Mê Công 1995) để phát triển, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên nước ở các lĩnh vực như thủy sản, kiểm soát lũ, thủy lợi, thủy điện và giao thông thủy. Trước đây, với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban Điều phối hạ lưu lưu vực sông Mê Công (Ủy ban Mê Công) được thành lập năm 1957, nhằm khai thác, khuyến khích và phối hợp phát triển nguồn nước sông Mê Công giữa các quốc gia vùng hạ lưu, gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hoạt động của ủy ban tập trung vào việc huy động các nguồn vốn và kỹ thuật từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các nghiên cứu, khảo sát, đầu tư. Tuy nhiên, do chiến tranh nên kế hoạch khai thác bị ngừng trệ1. Tháng 01/1975, Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử dụng nước ở hạ lưu sông Mê Công được thông qua, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển thể chế hợp tác Mê Công. Năm 1977, Campuchia ra khỏi tổ chức này vì lý do bất ổn chính trị, do đó, đến năm 1978, Ủy ban lâm thời về 1. Bùi Anh Thư: “Hợp tác kinh tế - xã hội trong Ủy ban sông Mê Công giai đoạn 1957 - 1975”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2019, số 12, tr.141-151. 250 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công được thành lập, chỉ bao gồm: Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 05/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững khu vực sông Mê Công (Agreement on Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong River Basin) ở Chiang Rai (Thái Lan). Theo đó, Ủy hội sông Mê Công được thành lập thuộc quản lý của cả 4 nước thành viên. Cùng ngày, các nước này cũng ký Nghị định thư thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC). Năm 1996, Trung Quốc và Mianma trở thành đối tác đối thoại của MRC. Hiệp định Mê Công 1995 gồm 6 chương, 42 điều, trong đó những nội dung quan trọng được thể hiện trong các chương III (Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm 10 điều, quy định lĩnh vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác), chương IV (Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều, quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác). Theo đó, đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC. Các vấn đề liên quan hợp tác ở Tiểu vùng sông Mê Công luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng. Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công là nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách. Hiệp định này là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 251 tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mê Công, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Công, đồng thời góp phần thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và thực hiện các công ước quốc tế khác liên quan đến quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường1. Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác về các quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc sử dụng nước, trong đó có 5 bộ thủ tục quy định về bảo đảm dòng chảy mùa khô, số lượng nước, chất lượng nước, thông báo, tham vấn trước khi xây dựng các công trình dòng chính Mê Công. Tuy là hiệp định cấp khu vực và được ký kết trước hai năm so với “Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về luật sử dụng với mục đích phi giao thông thủy các nguồn nước xuyên biên giới” nhưng Hiệp định Mê Công 1995 lại có rất nhiều nội dung tương đồng với Công ước Liên hợp quốc 1997, thậm chí được đánh giá là hoàn thiện hơn vì Công ước Liên hợp quốc 1997 không yêu cầu các bên của một lưu vực sông phải thiết lập một tổ chức quản lý lưu vực như Hiệp định Mê Công 19952. Về cơ cấu tổ chức, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ quan thường trực: Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp và Ban Thư ký. Hội đồng gồm một thành viên ở cấp bộ và trong chính phủ (không thấp hơn cấp thứ trưởng) của mỗi quốc gia thuộc Tiểu vùng tham gia hiệp định và là người có thẩm quyền ra quyết định thay mặt chính phủ mình. Hội đồng triệu tập họp 1. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) - Mekong River Commission (MRC), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to- chuc-quoc-te/uy-hoi-song-me-cong-quoc-te-mrc-Mekong-river-commission- mrc-3259, cập nhật ngày 10/01/2018, truy cập ngày 15/5/2021. 2. Lê Hải Bình: “Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng”, Tạp chí Lý luận chính trị, 2019, số 7, tr.120. 252 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc có thể triệu tập bất cứ khi nào cần thiết. Uỷ ban Liên hợp gồm một ủy viên ở mỗi quốc gia tham gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo cục/vụ. Uỷ ban Liên hợp được triệu tập ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ, hoặc các phiên họp đột xuất bất cứ khi nào cần thiết. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 2 Phần thứ ba HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA Ở THẾ KỶ XXI 248 249 I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG 1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng 1.1. Ủy hội sông Mê Công (Mê Công River Commission - MRC) Ngày 05/4/1995, các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gọi tắt là Hiệp định Mê Công 1995) để phát triển, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên nước ở các lĩnh vực như thủy sản, kiểm soát lũ, thủy lợi, thủy điện và giao thông thủy. Trước đây, với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban Điều phối hạ lưu lưu vực sông Mê Công (Ủy ban Mê Công) được thành lập năm 1957, nhằm khai thác, khuyến khích và phối hợp phát triển nguồn nước sông Mê Công giữa các quốc gia vùng hạ lưu, gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hoạt động của ủy ban tập trung vào việc huy động các nguồn vốn và kỹ thuật từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các nghiên cứu, khảo sát, đầu tư. Tuy nhiên, do chiến tranh nên kế hoạch khai thác bị ngừng trệ1. Tháng 01/1975, Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử dụng nước ở hạ lưu sông Mê Công được thông qua, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển thể chế hợp tác Mê Công. Năm 1977, Campuchia ra khỏi tổ chức này vì lý do bất ổn chính trị, do đó, đến năm 1978, Ủy ban lâm thời về 1. Bùi Anh Thư: “Hợp tác kinh tế - xã hội trong Ủy ban sông Mê Công giai đoạn 1957 - 1975”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2019, số 12, tr.141-151. 250 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công được thành lập, chỉ bao gồm: Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 05/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững khu vực sông Mê Công (Agreement on Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong River Basin) ở Chiang Rai (Thái Lan). Theo đó, Ủy hội sông Mê Công được thành lập thuộc quản lý của cả 4 nước thành viên. Cùng ngày, các nước này cũng ký Nghị định thư thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC). Năm 1996, Trung Quốc và Mianma trở thành đối tác đối thoại của MRC. Hiệp định Mê Công 1995 gồm 6 chương, 42 điều, trong đó những nội dung quan trọng được thể hiện trong các chương III (Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm 10 điều, quy định lĩnh vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác), chương IV (Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều, quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác). Theo đó, đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC. Các vấn đề liên quan hợp tác ở Tiểu vùng sông Mê Công luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng. Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công là nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách. Hiệp định này là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 251 tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mê Công, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Công, đồng thời góp phần thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và thực hiện các công ước quốc tế khác liên quan đến quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường1. Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác về các quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc sử dụng nước, trong đó có 5 bộ thủ tục quy định về bảo đảm dòng chảy mùa khô, số lượng nước, chất lượng nước, thông báo, tham vấn trước khi xây dựng các công trình dòng chính Mê Công. Tuy là hiệp định cấp khu vực và được ký kết trước hai năm so với “Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về luật sử dụng với mục đích phi giao thông thủy các nguồn nước xuyên biên giới” nhưng Hiệp định Mê Công 1995 lại có rất nhiều nội dung tương đồng với Công ước Liên hợp quốc 1997, thậm chí được đánh giá là hoàn thiện hơn vì Công ước Liên hợp quốc 1997 không yêu cầu các bên của một lưu vực sông phải thiết lập một tổ chức quản lý lưu vực như Hiệp định Mê Công 19952. Về cơ cấu tổ chức, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ quan thường trực: Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp và Ban Thư ký. Hội đồng gồm một thành viên ở cấp bộ và trong chính phủ (không thấp hơn cấp thứ trưởng) của mỗi quốc gia thuộc Tiểu vùng tham gia hiệp định và là người có thẩm quyền ra quyết định thay mặt chính phủ mình. Hội đồng triệu tập họp 1. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) - Mekong River Commission (MRC), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to- chuc-quoc-te/uy-hoi-song-me-cong-quoc-te-mrc-Mekong-river-commission- mrc-3259, cập nhật ngày 10/01/2018, truy cập ngày 15/5/2021. 2. Lê Hải Bình: “Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng”, Tạp chí Lý luận chính trị, 2019, số 7, tr.120. 252 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc có thể triệu tập bất cứ khi nào cần thiết. Uỷ ban Liên hợp gồm một ủy viên ở mỗi quốc gia tham gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo cục/vụ. Uỷ ban Liên hợp được triệu tập ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ, hoặc các phiên họp đột xuất bất cứ khi nào cần thiết. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu vùng sông Mê Công Phát triển bền vững Quản lý nguồn nước Chống biến đổi khí hậu Cạnh tranh chiến lược nước lớn Hợp tác phát triển sông Mê CôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 340 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 305 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 297 0 0 -
95 trang 259 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 241 0 0 -
9 trang 205 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 190 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 179 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 165 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 139 0 0