Trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu âu (EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)… Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị
trường của các nước, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong
quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi
hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Liên minh Châu âu (EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)…
Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách
kinh tế mở. Nay những nước có tiềm năng và thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, ấn Độ,
Mỹ…và cả một số nước vốn khép kín, theo mô hình tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa,
từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc
gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi
trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế…
Tuy nhiên trong xu thế đó, các nước công nghiệp phát triển, đứng đầu là Mỹ, do có ưu thế
về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học- công nghệ, có nền kinh tế phát triển cao, đã ra
sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện với những n ước chậm phát triển
hơn, thậm chí dùng nhiều biện pháp thô bạo như bao vây cấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại
lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước tình hình đó các nước đang
phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấu tranh chống chính sách tăng cường quyền áp
đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế bình đẳng, công bằng.
ở khu vực Đông Nam á đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù trải qua cuộc khủng
hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng trong thời gian 1997 -1998, song vẫn là khu vực có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
nhiều tiềm năng do vị trí địa lý chính trị và địa lý kinh tế của mình, dung lượng thị trường
lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, được đào tạo tốt, có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức
gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng.
Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển
2.
Thế giới ở vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đang chứng kiến những đổi thay sâu
sắc trên tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất vật chất đến đời sống tinh thần x ã hội. Toàn cầu hoá
nổi lên như một trong những xu hướng chủ đạo chi phối hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại.
Xét trên phương diện sản xuất vật chất xã hội, một giai đoạn mới của lịch sử nhân loại đang
từng bước quá độ từ xẫ hội gắn với nền văn minh công nghiệp lên nấc thang phát triển cao
hơn. Nấc thang phát triển này được đặc trưng bởi công nghệ và cơ cấu kinh tế mới – kinh tế
tri thức, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, các
phương tiện truyền tin hiện đại và máy tính.
Nhìn một cách tổng quát, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phổ biến theo hướng nhất thể hoá
trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những mô hình – cấu trúc
trong lĩnh vực kinh tế và cả khoa học, kỹ thuật. Trong đó các nước đang phát triển tham gia
với động lực cơ bản là nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo mối liên kết thương mại
giữa các quốc gia, các khu vực với nhiều hình thức phong phú, hoạt động có hiệu quả. Và
cho đến nay, một số các quốc gia đang phát triển đã đạt được những tiến bộ vượt bậc ví như
: ở khu vực Đông Nam á có Thái Lan, Malayxia, Singapo đã chuyển mạnh sang kinh tế
hướng về xuất khẩu và thu được những thành quả tốt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Xét về việc mở rộng và đa dạng các mối liên kết thương mại thì chính sách tỷ giá, chính
sách giảm thuế xuất nhập khẩu, b ãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan đã làm cho hoạt
động thương mại tại các nước mở rộng thị trường và tăng khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu.
Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế,điều chúng ta thấy rõ là thị trường vốn có mối
liên kết chặt chẽ hơn nhiều. Các nước đang phát triển có cơ hội hội nhập với thị tr ường tài
chính toàn cầu. Nhờ vậy mà loại bỏ việc kiểm soát đối với đồng vốn chảy vào, đồng thời
cũng bãi bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản. Hiện nay,
nhiều nước đã chấp nhận thả nổi đồng tiền, đã làm cho đồng vốn đổ vào các nước này t ...