Một hệ thống chính trị đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng hoạt động kinh tế thị trường với chính sách hợp lí, mềm dẻo, mở cửa để hội nhập, các hoạt động đối ngoại mở rộng, đa phương, song phương từng bước tham gia vào các diễn đàn kinh tế lớn, mở rộng quan hệ ngoại giao, từ đó thiết lập các mối quan hệ hàng hoá thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Nhờ đó mà chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định mà trước hết là chúng ta đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 4
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Một hệ thống chính trị đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng hoạt động kinh tế thị
trường với chính sách hợp lí, mềm dẻo, mở cửa để hội nhập, các hoạt động đối ngoại mở
rộng, đa phương, song phương từng bước tham gia vào các diễn đàn kinh tế lớn, mở rộng
quan hệ ngoại giao, từ đó thiết lập các mối quan hệ hàng hoá thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển nền kinh tế.
Nhờ đó mà chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định mà trước hết là chúng ta đã
đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực th ù địch, tạo dựng được
môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao
vị thế đất nước trên chính trường và thương trường thế giới.
Nước ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống xã
hội chủ nghĩa bị tan rã và cuộc khủng hoảng khu vực gây nên, đồng thời mở rộng thị trường
xuất nhập khẩu.
Trong gần 20 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế rõ rệt, một
nền kinh tế thị trường đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã dần được hình thành và tiến
từng bước tăng trưởng và phát triển.
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh và toàn diện, năm
sau cao hơn năm trước.
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tăng GDP 4,8% 6,8% 6,8% 7,0% 7,2% 7,7%
Bảng thể hiện tỉ lệ tăng tr ưởng kinh tế qua các năm. Như vậy là vào năm 2004, Việt Nam đã
đạt mức tăng trưởng cao của khu vực, tăng khá cao với thời gian tr ước đó và cũng là mức
cao nhất so với 6 năm trước đó. Đặc biệt là so với năm 1990 về giá trị GDP lớn gấp trên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
2,74 lần, về công nghiệp gấp gần 6,5 lần, về xuất khẩu gấp gần 10,8 lần. Thu nhập bình
quân đầu người cũng nhờ thế mà tăng lên đáng kể, nếu năm……. là 100USD/năm thì đến
năm 2004 đã đạt 400USD/người/năm. Kết quả nói trên có được là do nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân quan trọng là do việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang lại.
Trong những năm qua cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng của khu
vực nông lâm nghiệp – thuỷ sản đã giảm từ 38,74% năm xuống còn 21,76% năm 2004, tức
là giảm trên 1,1% /năm. Trong khi đó tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng đã tăng
nhanh từ 22,67% năm 1990 lên 40,09% năm 2004, tức là tăng gần 1,2%/ năm. Tỉ trọng
dịch vụ đạt đỉnh cao nhất vào năm 1999(44,06%) nhưng đã giảm 8 năm liền: năm 2003 chỉ
còn 38%, năm 2004 đã tăng lên 38,15% - đã có dấu hiệu chặn được sút giảm tỉ trọng dịch
vụ trong GDP.
Bên cạnh đó, chúng ta từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào
môi trường cạnh tranh, nhờ đó tạo được tư duy làm ăn mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tro ng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất v à
chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh và phát triển, và thực tế sức cạnh tranh
của họ cũng được nâng lên đáng kể. Một tư duy mới, một nếp làm ăn mới, lấy hiệu quả sản
xuất và kinh doanh làm thước đo, một đội ngũ các doanh nghiệp năng động sáng tạo có kiến
thức quản lý đang hình thành.
Hơn nữa chúng ta cũng đang từng bước tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp
phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo
cơ hội để nước ta tiếp cận với những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên
tiến được sử dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Cùng với đó
thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp
nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.
Đồng thời, các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của đông
đảo quần chúng nhân dân, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, xây
dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội cho các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số đã được
quan tâm phát triển để từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế. Cụ thể: mỗi năm có h ơn
1,2 triệu lao động mới có việc làm. Tỉ lệ hộ nghèo từ trên 30% giảm xuống còn 10%. Người
có công với cách mạng, với đất nước được quan tâm, chăm sóc. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi lên 68,3 tuổi. Đặc biệt
là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn. Nếu thời Pháp
thuộc t ...