Vitamin không phải là vô hại
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 101.55 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nói đến vitamin là nói đến yếu tố cần thiết cho sức khỏe con người. Đây được coi là nhóm thuốc an toàn và được bán tràn lan trên thị trường như một loại thuốc bổ không cần kê đơn. Do tâm lý chủ quan đã xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, gây tai biến do thừa vi chất. Vì vậy cần sử dụng hợp lý các chế phẩm vitamin. Vitamin được định nghĩa là những chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào, với một lượng rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vitamin không phải là vô hại Vitamin không phải là vô hại Nói đến vitamin là nói đến yếu tố cần thiết cho sức khỏe con người. Đây được coi là nhóm thuốc an toàn và được bán tràn lan trên thị trường như một loại thuốc bổ không cần kê đơn. Do tâm lý chủ quan đã xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, gây tai biến do thừa vi chất. Vì vậy cần sử dụng hợp lý các chế phẩm vitamin. Vitamin được định nghĩa là những chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào, với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hằng ngày, có tác dụng duy trì các quá trình chuyển hóa, bảo đảm sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể. Vitamin được chia làm hai nhóm: vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K) và vitamin tan trong nước (như vitamin C, vitamin nhóm B). Chỉ có vitamin D là được tổng hợp từ da nhờ ánh sáng mặt trời và vitamin B12, vitamin K được tổng hợp ở ruột nhưng với một lượng rất nhỏ, còn các loại vitamin khác đều phải đưa từ ngoài vào bằng thức ăn. Vitamin chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Vitamin có nhiều nhất trong rau, củ, quả. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không cần bổ sung vitamin dưới dạng thuốc. Việc bổ sung vitamin cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Chỉ bổ sung vitamin khi thiếu Một số nguyên nhân gây thiếu thường gặp là: - Do cung cấp thiếu, do chất lượng thực phẩm không bảo đảm: ngũ cốc để lâu, rau quả úa héo; bảo quản lạnh lâu ngày; đun nấu kỹ quá cũng mất vitamin hoặc do chế độ ăn kiêng. - Do nhu cầu tăng mà cung cấp không đủ - đó là các đối tượng phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì, bệnh nhân sau ốm dậy. - Do rối loạn hấp thu: Thường gặp ở những người tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài. Thiếu vitamin cũng thường gặp ở một số đối tượng đặc biệt như người già, người nghiện rượu, bệnh nhân nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tiêm... Tùy vào mức độ thiếu vitamin mà có cách xử lý khác nhau. Nếu thiếu nhẹ thì chỉ cần tăng cường ăn uống; trường hợp còn lại bổ sung vitamin dưới dạng thuốc với liều lượng phù hợp. Không dùng vitamin liều cao khi không có chỉ định của bác sĩ Một số trường hợp chỉ định vitamin không liên quan đến tác dụng sinh lý của chúng và lại dùng liều rất cao. Như hỗn hợp B1 + B6 + B12 liều cao để giảm đau trong các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân. Vitamin B12 liều cao để giải độc cyanua. Những chỉ định này đều theo kinh nghiệm. Trong khi đó nhu cầu hằng ngày về vitamin rất nhỏ: Vitamin C: 60mg; vitamin B1: 1,5mg; vitamin B6: 2mg; vitamin B12: 6mg; vitamin A: 500UI; vitamin E: 30UI (theo RDA - US). Các chế phẩm đơn lẻ thường có hàm lượng cao hơn rất nhiều lần so với nhu cầu hằng ngày. Vì vậy việc sử dụng các vitamin đơn lẻ phải rất thận trọng (theo khuyến cáo thì chỉ có thể dùng gấp 5 lần nhu cầu hằng ngày, không nên dùng quá 10 lần nhu cầu hằng ngày). Khi lạm dụng những vitamin này dễ gây thừa. Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu do có tích lũy; nhóm tan trong nước cũng có vitamin B12 được dự trữ ở gan, còn nhóm vitamin tan trong nước sẽ nhanh chóng thải trừ khi thừa. Thừa vitamin A gây ngộ độc cấp hoặc mạn tính với biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mê sảng, viêm da, viêm miệng,... với phụ nữ có thai có thể gây quái thai (dùng với liều trên 500UI/ngày). Thừa vitamin E dẫn đến buồn nôn, nôn, đi lỏng hoặc hoại tử ruột... (liều trên 300UI/ngày); liều rất cao (từ 1,3-1,8g/ngày) ức chế chức năng sinh dục và tổn thương chức năng thận; dùng kéo dài liều cao vitamin E (200-270mg/ngày) gây cạn kiệt dự trữ vitamin A và ức chế hấp thu vitamin K. Thừa vitamin D hay gặp ở trẻ em do bổ sung quá nhiều từ sữa uống (trên 400UI/ngày) dẫn đến tăng Ca2+ máu, dễ suy thận. Vitamin C dùng lâu liều cao trên 1g/ngày và dài ngày dễ dẫn đến loét dạ dày, ruột, làm giảm sức bền hồng cầu gây sỏi thận... Thừa vitamin B6 (liều cao trên 2g) hoặc liều nhỏ hơn 1g/ngày kéo dài nhiều tháng dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, giảm tiết prolactin... Những tai biến này đều rất nghiêm trọng và dễ dàng xảy ra nếu lạm dụng, lại gây tốn kém về mặt kinh tế. Nên ưu tiên dùng vitamin theo đường uống vì sẽ tránh được nguy cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu. Đường tiêm chỉ dùng khi cơ chế hấp thu qua đường uống bị tổn thương hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất. Khi lựa chọn thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng, và cả các chế phẩm đơn lẻ thì cần phải phân biệt các công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi, 1-4 tuổi, cho người lớn. Bởi vì nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau. Tóm lại, việc dùng bất kỳ nhóm thuốc nào cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vitamin không phải là vô hại Vitamin không phải là vô hại Nói đến vitamin là nói đến yếu tố cần thiết cho sức khỏe con người. Đây được coi là nhóm thuốc an toàn và được bán tràn lan trên thị trường như một loại thuốc bổ không cần kê đơn. Do tâm lý chủ quan đã xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, gây tai biến do thừa vi chất. Vì vậy cần sử dụng hợp lý các chế phẩm vitamin. Vitamin được định nghĩa là những chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào, với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hằng ngày, có tác dụng duy trì các quá trình chuyển hóa, bảo đảm sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể. Vitamin được chia làm hai nhóm: vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K) và vitamin tan trong nước (như vitamin C, vitamin nhóm B). Chỉ có vitamin D là được tổng hợp từ da nhờ ánh sáng mặt trời và vitamin B12, vitamin K được tổng hợp ở ruột nhưng với một lượng rất nhỏ, còn các loại vitamin khác đều phải đưa từ ngoài vào bằng thức ăn. Vitamin chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Vitamin có nhiều nhất trong rau, củ, quả. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không cần bổ sung vitamin dưới dạng thuốc. Việc bổ sung vitamin cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Chỉ bổ sung vitamin khi thiếu Một số nguyên nhân gây thiếu thường gặp là: - Do cung cấp thiếu, do chất lượng thực phẩm không bảo đảm: ngũ cốc để lâu, rau quả úa héo; bảo quản lạnh lâu ngày; đun nấu kỹ quá cũng mất vitamin hoặc do chế độ ăn kiêng. - Do nhu cầu tăng mà cung cấp không đủ - đó là các đối tượng phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì, bệnh nhân sau ốm dậy. - Do rối loạn hấp thu: Thường gặp ở những người tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài. Thiếu vitamin cũng thường gặp ở một số đối tượng đặc biệt như người già, người nghiện rượu, bệnh nhân nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tiêm... Tùy vào mức độ thiếu vitamin mà có cách xử lý khác nhau. Nếu thiếu nhẹ thì chỉ cần tăng cường ăn uống; trường hợp còn lại bổ sung vitamin dưới dạng thuốc với liều lượng phù hợp. Không dùng vitamin liều cao khi không có chỉ định của bác sĩ Một số trường hợp chỉ định vitamin không liên quan đến tác dụng sinh lý của chúng và lại dùng liều rất cao. Như hỗn hợp B1 + B6 + B12 liều cao để giảm đau trong các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân. Vitamin B12 liều cao để giải độc cyanua. Những chỉ định này đều theo kinh nghiệm. Trong khi đó nhu cầu hằng ngày về vitamin rất nhỏ: Vitamin C: 60mg; vitamin B1: 1,5mg; vitamin B6: 2mg; vitamin B12: 6mg; vitamin A: 500UI; vitamin E: 30UI (theo RDA - US). Các chế phẩm đơn lẻ thường có hàm lượng cao hơn rất nhiều lần so với nhu cầu hằng ngày. Vì vậy việc sử dụng các vitamin đơn lẻ phải rất thận trọng (theo khuyến cáo thì chỉ có thể dùng gấp 5 lần nhu cầu hằng ngày, không nên dùng quá 10 lần nhu cầu hằng ngày). Khi lạm dụng những vitamin này dễ gây thừa. Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu do có tích lũy; nhóm tan trong nước cũng có vitamin B12 được dự trữ ở gan, còn nhóm vitamin tan trong nước sẽ nhanh chóng thải trừ khi thừa. Thừa vitamin A gây ngộ độc cấp hoặc mạn tính với biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mê sảng, viêm da, viêm miệng,... với phụ nữ có thai có thể gây quái thai (dùng với liều trên 500UI/ngày). Thừa vitamin E dẫn đến buồn nôn, nôn, đi lỏng hoặc hoại tử ruột... (liều trên 300UI/ngày); liều rất cao (từ 1,3-1,8g/ngày) ức chế chức năng sinh dục và tổn thương chức năng thận; dùng kéo dài liều cao vitamin E (200-270mg/ngày) gây cạn kiệt dự trữ vitamin A và ức chế hấp thu vitamin K. Thừa vitamin D hay gặp ở trẻ em do bổ sung quá nhiều từ sữa uống (trên 400UI/ngày) dẫn đến tăng Ca2+ máu, dễ suy thận. Vitamin C dùng lâu liều cao trên 1g/ngày và dài ngày dễ dẫn đến loét dạ dày, ruột, làm giảm sức bền hồng cầu gây sỏi thận... Thừa vitamin B6 (liều cao trên 2g) hoặc liều nhỏ hơn 1g/ngày kéo dài nhiều tháng dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, giảm tiết prolactin... Những tai biến này đều rất nghiêm trọng và dễ dàng xảy ra nếu lạm dụng, lại gây tốn kém về mặt kinh tế. Nên ưu tiên dùng vitamin theo đường uống vì sẽ tránh được nguy cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu. Đường tiêm chỉ dùng khi cơ chế hấp thu qua đường uống bị tổn thương hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất. Khi lựa chọn thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng, và cả các chế phẩm đơn lẻ thì cần phải phân biệt các công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi, 1-4 tuổi, cho người lớn. Bởi vì nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau. Tóm lại, việc dùng bất kỳ nhóm thuốc nào cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học sử dụng thuốc tài liệu về thuốc dược học tài liệu dượcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 180 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 123 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 99 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 45 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 44 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 41 0 0