Danh mục

Võ sáo - môn võ cổ truyền độc đáo của người Yên Thế

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim...” đó là những câu ca dao,lời hát mà mỗi chúng ta ai cũng đã một lần được nghe. Nó đưa ta về với vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá. Trong những nét đẹp văn hoá lâu đời của mảnh đất này,thì có một loại hình văn hoá-thể thao đặc sắc mà ít người biết tới, đó là võ sáo - Yên Thế - Bắc Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Võ sáo - môn võ cổ truyền độc đáo của người Yên Thế Võ sáo - môn võ cổtruyền độc đáo của người Yên Thế“Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim...” đó lànhững câu ca dao,lời hát mà mỗi chúng ta ai cũng đã một lầnđược nghe. Nó đưa ta về với vùng đất Kinh Bắc giàu truyềnthống văn hoá. Trong những nét đẹp văn hoá lâu đời củamảnh đất này,thì có một loại hình văn hoá-thể thao đặc sắcmà ít người biết tới, đó là võ sáo - Yên Thế - Bắc Giang.Môn võ cổ truyền độc đáo của người dân Yên Thế.Võ sáo – một loại võ cổ truyền của dân tộc mà ít người biếtđến. Đây là một loại hình võ thuật mang đậm bản sắc văn hoádân tộc và nó đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay. Võ sáo cónguồn gốc ở vùng rừng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt 30 năm dongười anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, thì võ sáođã được những người lính trong nghĩa quân sử dụng rộng rãi.Nghĩa quân Yên Thế xưa đã dùng những cây sáo bằng sắt đểtập hợp quân sĩ hay làm tín lệnh để báo hiệu có kẻ thù đến.Do được làm bằng sắt nên những cây sáo hồi ấy có khả nănggây sát thương rất cao. Nhất là khi nó lại được những ngườicó võ công cao cường, điêu luyện sử dụng. Tuy vậy cho đếnngày nay võ sáo thực sự được chơi, đánh như thế nào thì rất ítngười biết.Theo như một số sách vở còn ghi chép lại ở bảo tàng BắcGiang thì môn võ sáo đích thực là do những người dân vùngrừng núi Yên Thế sáng tạo ra. Tuy nhiên ông tổ của môn võnày thì đến nay cũng chưa rõ là ai. Võ sáo đã được người dânở Yên Thế sử dụng từ rất lâu trước khi nghĩa quân của HoàngHoa Thám biết dùng nó như một vũ khí lợi hại. Thời xưa vớitính sát thương cao, nên võ sáo chủ yếu được dùng vào mụcđích tiêu diệt kẻ thù. Ngay sau khi nghĩa quân Yên Thế thấtbại thì võ sáo cũng đã bị mai một theo thời gian. Suốt gầnmột thế kỷ sau người ta không còn nhắc đến cái tên võ sáonữa và người chơi nó cũng vắng bóng. Theo họ chỉ nhưnhững ẩn sĩ trong giới giang hồ.Trong những năm trước đây ở vùng Yên Thế-Bắc Giang xuấthiện một võ sư là cụ Triệu Uý, người duy nhất kế tục đựơctruyền thống võ sáo của cha ông. Cả cuộc đời cụ Triệu Uýgắn liền với môn võ độc đáo này. Theo như một số người dânkể lại, trước đây vào mỗi sáng họ lại thấy cụ Triệu Uý múavài bài võ sáo ở vùng đất ven đồi. Tuy hồi ấy tuổi cụ đã rấtcao, nhưng những bài võ sáo mà cụ biểu diễn thì vẫn rất uyểnchuyển, điêu luyện. Cụ luôn luôn là một tấm gương về ý chírèn luyện cả thể và mỹ cho con cháu và học trò noi theo. Cụđã nhận nhiều lớp học trò và truyền lại bí quyết môn võ nàyvới mong muốn nó sẽ được lưu truyền đến các thế hệ sau.Nhưng quả thực môn võ sáo này rất kén người học. Khi cụTriệu Uý mất thì chỉ có mỗi ông Quân, học trò của cụ là cơbản lĩnh hội được những nét tinh hoa của môn võ này. Hiệnnay ông Quân là một trong số rất ít người biểu diễn đượcthành thục, có hồn môn võ sáo này.Truyền nhân của võ sáo.Võ sư Trịnh Như Quân, năm nay đã 58 tuổi, cụ thân sinh raông Quân là võ sư Hiền, từng thi đấu, từng làm trọng tài quốctế trên nhiều đấu trường khiến giới võ lâm điên đảo một thời.Lớn lên, theo đòi nghiệp võ, vào làm ở Sở Thể dục thể thaoBắc Giang. Năm 1991, một lần đi điền dã sưu tầm các bài võcổ trên quê hương của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nơi núi rừngrợn ngợp chở che các tráng binh của cụ Đề Thám, từng làmquân Pháp thất điên bát đảo trong suốt 30 năm ròng (1883-1913), ông Quân đã bị hút hồn bởi tuyệt kỹ sáo võ Yên Thế.Vào bản Rừng Phe, Bắc Giang, gặp được cụ Triệu Quốc Úytruyền nhân cuối cùng của bài võ sáo Bóng trăng PhồnXương, tương truyền là ngón võ sở trường và đam mê củachính Hoàng Hoa Thám - hùm xám Yên Thế - sau một lầnxem và nghe biểu diễn, ông Quân đã đắm đuối. Ông bỏ côngbỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa vào Rừng Phe bái sư luyện võ. CụÚy đã dày công tu luyện đưa thiết địch thần phong (bàivõ dùng sáo sắt vừa thổi trong ngọn gió hoang dại tiêu daocủa đại ngàn, vừa giết giặc) trở nên lung linh hơn. Đến mức,nhờ có uy danh cụ Úy mà trong cả vùng rừng núi mênh môngcủa Yên Thế, không có trộm cướp, giặc giã trong nhiều nămtrời.Võ sư Trịnh Như Quân (bên phải) cùng võ sinh biểu diễnBóng trăng Phồn Xương.Trong một năm trời, sẵn năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ôngQuân đã học được âm thanh và các ngón võ biến ảo của câysáo sắt lạnh ngắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễnbài Bóng trăng Phồn Xương và võ sáo đã chính thức đượcghi vào Sổ tay võ thuật toàn quốc, sánh vai với các kinhđô võ thuật lớn trong cả nước. Liên tiếp, các chiêu võ sáo đãđoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao, văn hoácác dân tộc trong cả nước.Thật ra thì việc điều khiển một cây sáo vừa chơi nhạc vừađánh nhau khi xung trận không phải là cái gì quá lạ lẫm vớinhững người để ý đến võ thuật. Cây sáo của ông Quân, sắt thìcũng đúng là sắt, nhưng tưởng là tre trúc thì cũng không có gìkhả nghi. Sáo vừa để ngồi lưng trâu tiêu dao với đất trời. ...

Tài liệu được xem nhiều: