Danh mục

Vùng Đất Cần Thơ: Lịch Sử Hình Thành

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng Đất Cần Thơ: Lịch Sử Hình Thành I. Vùng Đất Cần Thơ: Lịch Sử Hình ThànhThời điểm lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt trêndư đồ Việt Nam từ năm 1739, với tên gọi Trấn Giang. Nếu tính xa hơn nữa, thì vùng đất này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình hình thành vùng Châu thổ sông Cửu Long từ trước Công nguyên. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1876, sau khi đã chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh, thực dân Pháp mới ra nghị định lấy huyện Phong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vùng Đất Cần Thơ: Lịch Sử Hình Thành Vùng Đất Cần Thơ: Lịch SửHình ThànhThứ sáu, 28 Tháng 5 2010 06:03I. Vùng Đất Cần Thơ: Lịch Sử Hình ThànhThời điểm lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt trêndư đồ Việt Nam từ năm 1739, với tên gọi Trấn Giang. Nếu tính xa hơn nữa, thìvùng đất này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình hình thành vùng Châu thổsông Cửu Long từ trước Công nguyên. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1876, sau khiđã chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh, thực dân Pháp mới ra nghị định lấy huyện PhongPhú (Trấn Giang xưa) và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành thuộc tỉnh AnGiang (thời vua Minh Mạng) để thành lập hạt Cần Thơ.CÔNG CUỘC KHẨN HOANG Ở NAM BỘ - CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG, VÀSỰ HÌNH THÀNH THỦ SỞ TRẤN GIANG:Vào thế kỷ XIII, Châu Đạt Quang khi đi thuyền theo cửa biển vào sông Tiền, theohướng Tây – Nam, đến Ăng Co đã ghi nhận trong sách “Chân Lạp phong thổ ký”nói về vùng châu thổ sông Cửu Long như sau: “Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toànlà cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biếtđược lối vào. Thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông”. Đếncuối thế kỷ thứ XVIII, khi miệt trên Đồng Nai – Sài Gòn đã có thôn làng, bộ máyhành chính cai trị cấp Phủ huyện đã chính thức thiết lập từ 1698, thì toàn vùngnày từ cửa biển trở lên vẫn còn là “rừng rậm hàng ngàn dậm”.Trên không gian hoang vu của vùng đất phương Nam, mãi đến thế kỷ XVI, XVII Tmới được các tập đoàn lưu dân kéo tới khai khẩn, mở ra một tiến trình lịch sửmới với một mô thức văn hoá khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đấtchẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai –Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVII, ông Mạc Cửu là ngườiChâu Lôi, tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc không thần phục nhà Thanh cùngnhiều đoàn tuỳ tùng và dân cư theo đường biển kéo thẳng vào miệt Hà Tiên giápxứ Chân Lạp (Campuchia) mở vùng đất mới, khai khẩn, lập nghiệp. Ông “Chiêumộ dân phiêu tán về Hà Tiên, Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, RạchGiá, Cà Mau lập làm 7 xã thôn…”. Lúc đầu ông Mạc Cửu xin thần phục vươngquốc Chân Lạp, nhưng sau này bị quân Xiêm đánh phá liên tiếp mà triều đìnhChân Lạp thì không đủ sức che chở, nên ông quyết định sai thuộc hạ là TrươngCầu, Lý Xá đệ biểu văn trần tình đến kinh đô Phú Xuân, xin dâng bảy xã thônmình khai phá cho Chúa Nguyễn. Mùa thu tháng 8 năm Mậu Tý (1708), ChúaNguyễn Phước Chu sắc phong cho ông Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên.Ông Mạc Cửu lập đồn dinh ở Phương Thành, nhân dân qui tụ ngày càng đông.Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn phân định ra làm 3Dinh và 1 Trấn. Đó là Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hoà), Phiên Trấn Dinh (vùngGia Định), Long Hồ Dinh (vùng Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Năm 1735, Tổngtrấn Mạc Cửu mất. Con ông là Mạc Thiên Tích (trước đó có tên là Mạc Thiên Tứ)được phong làm Tổng trấn nối nghiệp cha. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh côngcuộc khai mở thêm vùng đất hữu ngạn sông Hậu. Năm 1739, ông đã hoàn thànhviệc khai mở này và lập thêm 4 vùng đất mới mà “ Gia Định thành thông chí” gọilà “đạo” gồm: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (CầnThơ), Trấn Di (Bắc Bạc Liêu), để sáo nhập vào đất Hà Tiên.Tổng trấn Mạc Thiên Tích thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu Tcứ vũng chức cho Hà Tiên nhằm chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp thườngxuyên xâm lấn và quấy phá. Thế nên, trước đó ông Mạc Cửu đã mở mang đấtHà Tiên thế nào thì lúc này ông Mạc Thiên Tích cũng xây dựng Trấn Giang nhưthế về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá.Chính đại thần Nguyễn Cư Trinh được Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoátphái vào Nam từ năm 1753, đã gặp Tổng trấn Mạc Thiên Tích và rất đồng tìnhvề mưu lược của ông này. Hai hiền tài đã bàn và nhất trí nhau trong kế hoạchxây dựng Trấn Giang. Từ đó Trấn Giang càng được phát triển và trở thành một“thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.Sách Gia Định thành thông chí khi viết về sông Hậu ngày xưa có đề cập đến Thủsở Trấn Giang nằm trên bờ Tây sông Hậu thượng lưu từ phía Đông thành NamVang chảy xuống Châu Đốc, Cần Đăng, vô Nam đến thủ Cường Oai, núi LấpVò, rồi đến thủ Trấn Giang, qua đạo Trấn Di, ra cửu biển Ba Thắc…”Đầu năm 1755, Đại thần Nguyễn Cư Trinh, đang điều khiển sĩ tốt 5 dinh BìnhKhang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ (tức từ Phú Khánh đếnVĩnh Long ngày nay) giúp ông Thiện Chính lo việc bình ổn ở biên giới Tây Namthì Nặc Nguyên (Vua Campuchia thời xưa) dựa vào quân Xiêm bức lại dân CônMan (người Chăm sống ở Campuchia) và quấy rối biên cảnh nước ta. Sau khiNguyễn Cư Trinh đem quân giải cứu cho người Côn Man và định cư họ ở núi BàĐen (Tây Ninh), thì bấy giờ, Chúa Nguyễn và các quan tướng có ý định cất quânđi hỏi tội Nặc Nguyên. Nặc Nguyên thấy rõ thanh thế quân nhà Nguyễn liền chạyqua Hà Tiên nhờ Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích làm trung gian đặt lại mốiquan hệ. Mạc Thiên Tích viết sớ dâng lên, nhưng Chúa Nguyễn không đồng ý vì ...

Tài liệu được xem nhiều: