Danh mục

Vương Xương Linh – thi nhân của miền biên tái đế quốc đường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu khái lược thi nhân đời Đường Vương Xương Linh - một tác giả nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài “biên tái”. Ở nhà thơ này, đây cũng là ngọn nguồn dẫn đến sự xuất hiện của những bài thơ viết về hai đề tài nổi tiếng khác - thơ “tống biệt” và “khuê oán”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vương Xương Linh – thi nhân của miền biên tái đế quốc đường46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VƯƠNG XƯƠNG LINH – THI NHÂN CỦA MIỀN BIÊN TÁI ĐẾ QUỐC ĐƯỜNG Lê Thời Tân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khái lược thi nhân đời Đường Vương Xương Linh - một tác giả nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài “biên tái”. Ở nhà thơ này, đây cũng là ngọn nguồn dẫn đến sự xuất hiện của những bài thơ viết về hai đề tài nổi tiếng khác - thơ “tống biệt” và “khuê oán”. Từ khóa: Vương Xương Linh, “biên tái”, “tống biệt”, “khuê oán” Nhận bài ngày 19.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn1. GIỚI THIỆU Vương Xương Linh (王昌齡 698?-756?), thi nhân Trung Hoa nổi tiếng đời ThịnhĐường. Ông tự Thiếu Bá. Cựu Đường thư (舊唐書 - Bộ sử biên niên kí tải lịch sử triều đạiĐường) nói Vương Xương Linh nguyên quán Kinh Triệu (Tây Đô Trường An - tức thànhphố Tây An, tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Trong lúc Hà Nhạc anh linh tập (河岳英靈集 -Tuyển tập thơ Đường nổi tiếng của Ân Phiên) lại cho rằng Vương Xương Linh quê ở TháiNguyên. Đường tài tử truyện (唐才子傳 -bộ sách bình thơ chép chuyện thi nhân đờiĐường của Tân Lương Sử) cũng nói Vương người Thái Nguyên. Ngoài ra còn có thuyếtnói Vương Xương Linh người Giang Ninh (Tân Đường thư - 新唐書 - và Đường thi kỉ sự -唐詩紀事). Đời sau nhiều lúc gọi Vương là Vương Giang Ninh. Tuy nhiên đó cũng có thểlà gọi theo chức chứ không phải là gọi theo quê vì Vương từng làm quan ở Giang Ninh.2. NỘI DUNG Vương Xương Linh tuổi trẻ bần hàn, vất vả với nghề nông. Mãi đến gần 40 tuổi mớiđậu Tiến sĩ. Khi đó đã là năm thứ 15 niên hiệu Khai Nguyên (727) triều Đường HuyềnTông. Thoạt đầu Vương được bổ làm Hiệu thư lang (chức quan trông coi việc hiệu đínhthư tịch, đính chính các văn bản). Sau khi đỗ khoa Bác học hồng từ năm thứ 22 niên hiệuTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 47Khai Nguyên (734), Vương được giữ chức Huyện úy Dĩ Thuỷ. Mùa thu năm thứ 25 niênhiệu Khai Nguyên, Vương Xương Linh bị biếm xuống Lĩnh Nam (vùng Lưỡng Quảng vàmột phần Hồ Nam ngày nay). Năm thứ 28 niên hiệu Khai Nguyên (740) được quay vềmiền Bắc. Trên đường về ghé chơi thăm Mạnh Hạo Nhiên (孟浩然) khi đó đã từ quan vềẩn cư Nhượng Dương. Mạnh Hạo Nhiên có viết Tống Vương Xương Linh chi Lĩnh Nam (送孟浩然之岭南 Tiễn Vương Xương Linh xuống Lĩnh Nam). Bài thơ có câu: “Nhị nhânsổ niên đồng bút nghiên” (hai kẻ mấy năm chung bút nghiên) ghi lại duyên nợ thơ ca giữahai người. Cũng trong thời gian này, Vương gặp Lí Bạch đang trên đường lưu đày lên DạLang (Quý Châu ngày nay). Vương có viết Ba Lăng tống Lí thập nhị (巴陵送李十二) ghilại kỉ niệm lớn lao đó. Mùa đông cùng năm, Vương Xương Linh rời kinh thành Trường Anđi nhậm chức Giang Ninh thừa (Nam Kinh). Trên đường đi làm quen với Sầm Tham. SầmTham viết bài Tống Vương Đại Xương Linh phó Giang Ninh (送王大昌龄赴江宁) tiễnđưa Vương Xương Linh. Vương Xương Linh cũng có thơ lưu biệt họ Sầm (Lưu biệt SầmTham huynh đệ - 留别岑參兄弟). Không rõ ông lại bị biếm xuống làm huyện uý LongTiêu (nay là huyện Kiềm Dương, tỉnh Hồ Nam) vào lúc nào, chỉ biết bài thơ tống biệtTân Tiệm (Phù Dung lâu tiễn Tân Tiệm - 芙蓉樓送辛漸) quay về Lạc Dương bên bờ VũThuỷ chảy qua Long Tiêu đã làm cho ngôi lầu Phù Dung ngoại thành Kiềm Dương trở nênbất hủ: 寒雨連江夜入吳, 平明送客楚山孤。 洛陽親友如相問, 一片冰心在玉壺。 Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô1, Bình minh tống khách Sở sơn cô2. Lạc Dương thân hữu như tương vấn, Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ3.1 Ngô: Thời Tam Quốc miền hạ lưu Trường Giang thuộc Ngô Quốc. Về sau sử sách hay gọi vùng này là Ngô.2 Sở: Sở Quốc thời Xuân Thu thuộc miền đất trung - hạ lưu Trường Giang. Sử thường hay gọi núi Sở sông Ngô chỉ chung một giải trung hạ lưu Trường Giang.3 Từ thời Lục Triều, thi nhân Bão Chiếu trong tác phẩm Đại bạch đầu ngâm đã dùng ý tượng “trong suốt như băng trong bình ngọc” (thanh như ngọc hồ băng) để ngụ phẩm cách cao khiết trong sáng của tâm hồn người thơ. Các nhà thơ Thịnh Đường như Vương Duy, Thôi Dĩnh, Lý Bạch đều từng dùng hình tượng này trong thơ theo hướng ẩn dụ cho phẩm cách cao thượng, quang minh, không tì vết.48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trên sông mưa lạnh giăng kín trời, khách vào đất Ngô khi đã đêm, Sáng mai tiễn khách về, trơ trọi lại núi non nước Sở. Bạn bè ở đô thành Lạc Dương nếu có hỏi thăm đến tôi, Bạn hãy nói tôi ở đây vẫn một tấm lòng như mảnh băng trong bình ngọc. Mưa lạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: