Danh mục

WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet. (Phần 2)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.08 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ: bằng cách tìm kiếm thông tin và - Tưng bừng tháng khuyến học xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các - Luyện thi TOEFL-iBT với Global Education 2. Làm thế nào để tạo một WebQuest? Việc tạo các bài tập dạng WebQuest không có gì phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet. (Phần 2) WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet. (Phần 2) 1. WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ: bằng cách tìm kiếm thông tin và - Tưng bừng tháng khuyến học xử lý chúng cho bài trình bày, tức - Luyện thi TOEFL-iBT với Global là các thông tin chưa được sắp Education xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức - Mệnh giá thẻ học đã có trước của các em. 2. Làm thế nào để tạo một WebQuest? Việc tạo các bài tập dạng WebQuest không có gì phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài tập dạng WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel cũng được. 3. Vậy một WebQuest bao gồm những gì? Một WebQuest thường gồm các phần sau đây: a. Giới thiệu (Introduction): Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Viết một đoạn ngắn ở đây giới thiệu cho học sinh về bài học, về các nhiệm vụ. b. Nhiệm vụ (Task): Mô tả ngắn gọn, rõ ràng các kết quả mà học sinh phải đạt được: Vấn đề đưa ra phải được giải quyết · Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất · Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu · Các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh · Các bảng tổng kết · Các kết quả mang tính sáng tạo · Các nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải biết xử lý và diễn đạt lại thông · tin. c. Tiến trình (Process): Các bước cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ ở trên. Các liên kết đến các trang web nên liệt kê ở đây theo tiến trình thực hiện để học sinh truy cập (không nên tách thành một danh sách riêng). Nếu chia theo nhóm, thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm. Ở phần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: lưu đồ, bảng tổng kết, đồ thị.... Hoặc nếu cần, đưa ra danh sách các câu hỏi hướng dẫn các em phân tích thông tin, hoặc viết thu hoạch cho bài học. d. Đánh giá (Evaluation): Cho các em học sinh biết rõ về cách đánh giá tiến trình hoc tập của các em. Đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân. e. Kết luận (Conclusion): Viết tóm tắt vài câu về những gì học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học này. Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng. Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học là xu thế của xã hội ngày nay. Chỉ cần có phương pháp đúng đắn và khoa học, học sinh của bạn sẽ không chỉ được học trên lớp mà còn có thể tự tiếp thu được rất nhiều kiến thức trong quá trình tự học ở nhà theo định hướng của giáo viên, tránh việc tiếp thu kiến thức lan man và thiếu hiệu quả. Không những thế học sinh của bạn còn cảm thấy chủ động trong việc học và có hứng thú hơn với các giờ học trên lớp. Đó chính là lý do mà phương pháp WebQuest ra đời. Chúc bạn thành công với phương pháp dạy học mới này.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: