Thay đổi bệnh lý các cung tim và mạch máu.5.1. Cung trên phải giãn to: Cung trên phải tương ứng với động mạch chủ hoặc tĩnh mạch chủ trên.- Nếu là động mạch chủ bị giãn thì cung trên hơi vồng ra ngoài. - Nếu là tĩnh mạch chủ trên giãn to thì cung trên song song bên phải trung thất, không đập theo động mạch chủ.5.2. Cung dưới bên phải: Cung này to ra có thể do nhĩ phải to, hay nhĩ trái to lấn sang bên phải, hoặc phồng động mạch chủ gốc. Một số trường hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
X quang tim (Kỳ 2) X quang tim (Kỳ 2) 5. Thay đổi bệnh lý các cung tim và mạch máu. 5.1. Cung trên phải giãn to: Cung trên phải tương ứng với động mạch chủ hoặc tĩnh mạch chủ trên. - Nếu là động mạch chủ bị giãn thì cung trên hơi vồng ra ngoài. - Nếu là tĩnh mạch chủ trên giãn to thì cung trên song song bên phải trungthất, không đập theo động mạch chủ. 5.2. Cung dưới bên phải: Cung này to ra có thể do nhĩ phải to, hay nhĩ trái to lấn sang bên phải, hoặcphồng động mạch chủ gốc. Một số trường hợp là u màng tim, u trung thất. Trên phim nghiêng trái có thể làm giảm khoảng sáng sau tim. Nhĩ phải to có thể gặp trong: bệnh van 3 lá, van 2 lá, hẹp động mạch phổi,thông liên nhĩ. 5.3. Thất phải to: Thất phải to sẽ đẩy mỏm tim sang trái và lên trên, làm mất khoảng sáng sauxương ức. Thất phải to gặp trong: hẹp động mạch phổi, tâm-phế mãn, bệnh van 3lá, hẹp lỗ van 2 lá. 5.4. Cung trên bên trái to: Do động mạch chủ vồng và giãn to, đập mạnh khi chiếu. 5.5. Cung giữa trái giãn to: Do động mạch phổi giãn to, hoặc một trường hợp do tiểu nhĩ trái giãn to: - Nếu động phổi giãn to: 2 rốn phổi đậm, rộng, chiếu X quang sẽ thấy nóđập, các động mạch phổi to, đậm nét, nhánh dưới đi ra xuống cạnh cung nhĩ phảinhư một cái vòi voi. - Nếu là nhĩ trái giãn to sẽ thấy ở giữa khối tim là một bóng mờ đậm hìnhđĩa, gọi là đĩa cản quang. Nhĩ trái to dịch chuyển sang phía phải tạo hình hai bóng(hình 2 vòng đồng tâm). Trên phim nghiêng trái có uống barit thấy nhĩ trái chènthực quản rõ, làm giảm hay mất khoảng sáng sau tim. Nhĩ trái to gặp trong: hẹp lỗ van 2 lá, hở van 2 lá. 5.5. Cung dưới trái to: Do thất trái giãn to làm mỏm tim chúc xuống vòm hoành, đường kínhngang tim/đường kính ngang nền phổi > 0,5. Trên phim nghiêng trái: làm giảm và mất khoảng sáng sau tim, có thể chènthực quản. Thất trái to gặp trong: bệnh van động mạch chủ, bệnh tăng huyết áp, bệnhcơ tim, suy tim toàn bộ... 5.6. Hình ảnh tổn thương phổi trong bệnh lý tim mạch: Kích thước của các mao mạch phổi tỉ lệ thuận với lưu lượng máu lên phổi;áp lực máu lên phổi phụ thuộc vào tình trạng suy tim phải, tăng áp lực các buồngnhĩ (liên quan tim-phổi thông qua vòng tuần hoàn nhỏ). 5.6.1. Ứ trệ phổi: Bình thường hệ thống mạch máu ở nửa trên phổi chỉ bằng 1/2 hệ thốngmạch máu ở nửa dưới phổi. Khi ứ trệ phổi sẽ có hiện tượng tái phân phối máu lênđỉnh phổi nên tỉ lệ này là 1, có khi là 2. Các mao mạch phổi giãn rộng, tạo cáchình ảnh sương mù, hình ảnh giả u, hình mờ ở đỉnh phổi. 5.6.2. Phù tổ chức kẽ: Phù tổ chức kẽ ở phổi sẽ gây các hình mờ bao quanh mạch máu, khí quản,rốn phổi và vùng ngoại vi phổi, có những đường kerley A, B là những đường đậmnét vuông góc với màng phổi, là sự ứ đọng dịch ở các vách phế nang. 5.6.3. Phù phế nang: Gọi là phù phế nang khi dịch, máu tràn đột ngột vào phế nang. Phù phếnang sẽ có hình ảnh X quang là có dạng đám mờ, nốt mờ, mờ hình cánh bướm ởrốn phổi một bên hay hai bên (phù phổi cấp, phù phổi mãn). 5.6.4. Các biểu hiện khác: - Tràn dịch rãnh liên thùy, dịch ở túi cùng màng phổi, tràn dịch màng phổi. - Vôi hoá phổi: những nốt vôi hoá nhỏ rải rác, kích thước khác nhau. - Xơ phổi: hình ảnh những dải xơ lan toả ở tổ chức phổi. - Tăng áp lực động mạch phổi: rốn phổi rộng, hình vòi voi, đập mạnh, cungthứ 2 bên trái vồng to; (bờ trái tim tạo hình 4 cung). - Hình ảnh phổi nhiễm sắc tố hemosiderin: những nốt nhỏ rải rác khắp phổicó đường kính 1-5 mm, không thay đổi sau điều trị. - Hình ảnh tắc động mạch phổi: đám mờ hình tam giác, đáy quay ra ngoài,đỉnh ở phía trung tâm rốn phổi; có thể thấy hình ảnh mờ viền quanh ổ nhồi máukèm theo rốn phổi đậm. 6. Chụp X quang mạch máu (Angiographie). 6.1. Nguyên lý. Dùng chất cản quang đưa vào hệ mạch máu (có thể là động mạch, tĩnhmạch, bạch mạch) ở những vị trí cần quan sát để phát hiện bệnh lý tại hệ mạchmáu đó. Chụp X quang mạch máu là phương pháp X quang chính xác để chẩnđoán các bệnh lý mạch máu. Có thể chụp toàn thể một động mạch, nhưng cũng cóthể chụp chọn lọc ở một động mạch nào đó trong cơ thể. 6.2. Phạm vi ứng dụng. - Chẩn đoán bệnh lý mạch máu: phồng động mạch, tĩnh mạch, thôngđộng-tĩnh mạch, thông bạch mạch, dị dạng mạch máu, u mạch máu; chẩn đoán hẹptắc động mạch, tĩnh mạch hoặc bạch mạch; vỡ, phình, bóc tách động mạch... - Để điều trị các bệnh lý mạch máu: sau khi chụp mạch phát hiện tổnthương mạch máu, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp: nong mạch, tái lưuthông mạch: nong động mạch vành cấp để điều trị nhồi máu cơ tim cấp, bắc cầunối mạch máu; hoặc gây tắc độ ...