Xã hội của người Xtiêng ở Bình Phước hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội của người Xtiêng ở Bình Phước hiện nayTạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 6(55)-2021 XÃ HỘI CỦA NGƯỜI XTIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY Lê Thị Mỹ Hà(1) (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 15/6/2021; Ngày gửi phản biện: 20/7/2021; Chấp nhận đăng:30/9/2021 Liên hệ Email: ltmyha@hcmussh.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.06.242Tóm tắt Xtiêng là tộc người cư trú lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ, trong đó tập trung đôngnhất ở tỉnh Bình Phước. Người Xtiêng có nhiều nhóm, trong đó nổi bật nhất là hai nhómBù Lơ và Bù Đeh, cư trú ở hai khu vực khác nhau, và có tổ chức xã hội cũng như hoạtđộng kinh tế truyền thống khác nhau. Điều đó tạo nên sắc thái đa dạng trong xã hội củatộc người Xtiêng. Tuy nhiên, tính đa dạng ấy rồi cũng biến đổi. Sự thay đổi đó được biểuhiện cụ thể trong cấu trúc gia đình, dòng họ và trong quản lý xã hội; mà nguyên nhân làkinh tế-xã hội của tỉnh Bình Phước thay đổi, cùng với sự tác động yếu tố giao lưu tiếp biếnvăn hóa bởi sự cư trú đan xen đa tộc người trong một khu vực, và sự xuất hiện chi phốicủa yếu tố tôn giáo (Công giáo, Tin Lành) trong cộng đồng Xtiêng vài thập niên qua.Từ khóa: dòng họ, gia đình, mẫu hệ, phụ hệ, quản lý xã hộiAbstract SOCIAL ORGANIZATION OF THE XTIENG IN BINH PHUOC Xtieng is an ethnic group that has lived for a long time in the Southeast ofVietnam, and the largest number of Xtieng is in Binh Phuoc province. The Xtieng hasmany groups, but the most prominent is the two groups, Bu Lo and Bu Deh, residing intwo different areas, and different social organization. That creates diverse nuances inthe society of the Xtieng in Binh Phuoc province. However, that diversity has alsochanged as the change of family structure, lineage, and social management; which iscaused by the socio-economic changes of Binh Phuoc province, as well as the impact ofcultural exchange, acculturation, and appearance of Catholic, Protestant in the Xtiengcommunity over the past few decades.1. Đặt vấn đề Người Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác như Xơ Điêng, Xa Điêng, Xa Chiêng… làtộc người cư trú lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ của Việt Nam, trong đó tập trung đôngnhất ở địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo Cục Thống kê (2020), kết quả Tổng Điều tra Dânsố và Nhà ở vào năm 2019, tổng số người Xtiêng ở Bình Phước là 96.649 người, chiếm9,71% tổng dân số của tỉnh (994.679), chiếm 95,5% tổng số người Xtiêng ở Việt Nam(1), 11 http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.06.242và là tộc người có số dân đông nhất trong các tộc người thiểu số ở Bình Phước hiện nay. Ở Bình Phước, người Xtiêng cư trú tại các huyện Bù Đăng, Phước Long, ChơnThành, Lộc Ninh, Bù Đốp và được biết đến bởi hai nhóm khá nổi bật là Xtiêng Bù Lơvà Xtiêng Bù Đeh. Đây là hai nhóm có địa bàn cư trú khác nhau, có những đặc điểm vềkinh tế truyền thống và tổ chức xã hội cũng tương đối khác nhau, mặc dù họ đều xemĐiêng – một vị anh hùng huyền thoại trong truyền thuyết dân gian của họ – là thủy tổ(Vương Xuân Tình, 2017). Nhóm Xtiêng Bù Lơ tập trung đông ở hai huyện Bù Đăng vàPhước Long, gọi là nhóm vùng cao, lấy việc canh tác nương rẫy làm kế sinh nhai. Tronghoạt động kinh tế truyền thống, người Bù Lơ khai phá đất hoang, luân khoảnh, trồnglúa, bắp, khoai lang, khoai mì… và có thêm nghề săn bắn. Nhóm Xtiêng Bù Đeh tậptrung ở các huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, gọi là nhóm vùng thấp,canh tác trên ruộng nước. Họ dùng trâu để cày, bừa, gieo mạ và cấy lúa, dùng liềm đểgặt lúa…(UBND tỉnh Bình Phước, 2015). Hiện nay, hoạt động kinh tế của hai nhómXtiêng này đã có nhiều thay đổi, phương thức canh tác luân khoảnh không còn nữa;chuyển sang định canh. Cơ cấu cây trồng trở nên đa dạng hơn, với nhiều loại, đặc biệt làtrồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê, tiêu… Việc canh tácruộng lúa nước cũng trở nên hiệu quả hơn, với việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, vànhiều chỗ có cả hệ thống tưới tiêu nên cho năng suất cao. Ngoài ra, người Xtiêng còntham gia vào các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với các tộc người khác, đặc biệtlà với người Kinh, mỗi khi họ thu hoạch nông sản. Người Xtiêng hiện nay đa phần đã từ bỏ tín ngưỡng truyền thống (tín ngưỡng đathần) để theo Công giáo, hoặc Tin Lành nên đời sống tinh thần của họ có nhiều thay đổi.Cùng với đó, họ sống xen kẻ với nhiều tộc người như Kinh, Khmer, Tày, Nùng… từkhá lâu nên giữa họ đã diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa; cộng thêm là chínhsách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước đã tác động không nhỏ đến việc thay đổicơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của tộc người.2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về ngư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý xã hội Xã hội của tộc người Xtiêng Tri thức bản địa Biến đổi trong tổ chức gia đình Biến đổi trong quan hệ dòng họGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 154 0 0 -
Quản trị địa phương - tiếp cận từ lịch sử quản lý xã hội
9 trang 62 0 0 -
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 55 0 0 -
Phân tích cơ cấu xã hội - dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng hiện nay và khuyến nghị
8 trang 35 0 0 -
86 trang 32 0 0
-
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
165 trang 32 0 0 -
Quản lý xã hội ở các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay: Vấn đề và giải pháp
9 trang 29 0 0 -
1 trang 28 0 0
-
155 trang 27 0 0
-
14 trang 27 0 0
-
8 trang 26 0 0
-
9 trang 25 0 0
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói
117 trang 24 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình
88 trang 23 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh
18 trang 23 0 0 -
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
171 trang 22 0 0 -
Quản lý phát triển xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số của Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
8 trang 22 0 0 -
Giáo trình Quản lý xã hội - ĐH Kinh tế Quốc dân
426 trang 22 0 0 -
Quản lý xã hội bằng đạo đức và pháp luật ở Việt Nam hiện nay
6 trang 21 0 0 -
Tri thức địa phương - Sự tiếp cận lý thuyết
11 trang 21 0 0