Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 612.95 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” XÃ HỘI HỌC Ở TRUNG QUỐC TRƢỚC 1949 GS. TS Bùi Thế Cường Viện KHXH Vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email: cuongbuithe@yahoo.com (Tham luận này đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 3(143)/2018. Hà Nội: Viện Xã hội học) Tóm tắt: Xã hội học hiện đại ở Trung Quốc trước 1949 đã từng là một nền xã hội học lớn trong bối cảnh xã hội học thế giới khi ấy. Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản. Từ khóa: lịch sử xã hội học, xã hội học Trung Quốc, xã hội học quốc tế. 1. Mở đầu Tìm hiểu lịch sử xã hội học ở Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX gây ngạc nhiên lớn, ít nhất với tôi. Có lẽ một số nhà xã hội học Việt Nam nghĩ giống tôi, vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các nền xã hội học “lớn” (metropolitan sociologies) gồm xã hội học Pháp, Anh, Đức, và Mỹ, một số nước khác cũng phát triển bộ môn này, nhưng xã hội học của họ “nhỏ hơn”, và trong đó không có Trung Quốc. Nhưng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tìm hiểu những chặng đường của xã hội học Trung Quốc. Một vài tác giả, như Richard P. Madsen hay Ambrose Yeo-Chi King, trích dẫn nhận xét của nhà nhân học xã hội Anh Maurice Freedman viết vào thập niên 1960 như sau: “Có thể nói rằng, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu ra, thì Trung Quốc là nơi mà xã hội học bừng nở nhất trên thế giới, ít nhất cũng là về mặt chất lượng tri thức” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39). 7 Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên sao. Bài viết bước đầu giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. 7 “It could be argued that before the Second World War, outside North America and Western Europe, China was the seat of the most flourishing sociology in the world, at least in respect of its intellectual quality” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39). 29 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Phương pháp sử dụng ở bài viết này là phân tích tài liệu đã có. Lượng tài liệu về xã hội học Trung Quốc thời kỳ đó tôi thu thập được còn ít, như bạn đọc thấy trong mục tài liệu tham khảo. Tác giả bài viết có hạn chế lớn khi tìm hiểu chủ đề này. Tôi không biết tiếng Trung, chưa từng có dịp làm việc lâu ở một viện nghiên cứu hay trường đại học ở Trung Quốc. Vì vậy, xin bạn đọc ghi nhớ hạn chế của bài viết.8 2. Phân kỳ lịch sử Tựa đề bài viết gợi nên phân kỳ lịch sử. Vậy xã hội học hiện đại ở Trung Quốc bắt đầu khi nào, trải mấy thời kỳ? Hầu hết các tác giả đồng ý, xã hội học hiện đại Trung Quốc khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX, nhưng chưa nhất trí với nhau về thời điểm cụ thể hơn. Ming Yan cho rằng xã hội học hiện đại Trung Quốc trải năm giai đoạn: tiếp nhận (1895- 1913), định chế hóa (1913-1930), mở rộng (1930-1949), đình chỉ (1949-1979), và tái xây dựng (từ 1979 trở đi).9 Như vậy, thời kỳ xem xét ở đây (từ đầu đến 1949), theo Ming Yan có ba giai đoạn. Sau khi trình bày lịch sử và đặc điểm của xã hội học hiện đại Trung Quốc cho đến 1949, kết luận của Sun Pen-Wen (Sun Benwen) cũng nói đến ba giai đoạn. Ông viết: “Trước hết, nó chậm chạp trải qua một giai đoạn dịch thuật và diễn giải xã hội học Âu - Mỹ. Tiếp theo, nó trải qua giai đoạn nghiên cứu và khảo sát mới, thoạt đầu do các giáo sư Mỹ thực hiện, sau đó là các nhà xã hội học Trung Quốc tiến hành. Cuối cùng, nó đạt tới giai đoạn tổng hợp các lý thuyết xã hội học và ứng dụng các nguyên lý xã hội học vào công tác xã hội và quản lý xã hội. Nhưng xã hội học Trung Quốc cũng mới chỉ ở bước ban đầu của giai đoạn này thôi. Sự phát triển tiếp tục chủ yếu phụ thuộc vào lao động và nỗ lực của các giảng viên và sinh viên xã hội học” (Sun Pen - Wen, 1949:251).10 3. Thuở đầu trước và sau Cách mạng Tân Hợi 1911 8 Xin ghi nhận ở đây giúp đỡ quý báu của TS. Stella R. Quah (National University of Singapore) và TS. Jack Barbalet (Australian Catholic University) đã gửi tài liệu cho tôi. 9 “The history of Chinese so ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” XÃ HỘI HỌC Ở TRUNG QUỐC TRƢỚC 1949 GS. TS Bùi Thế Cường Viện KHXH Vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email: cuongbuithe@yahoo.com (Tham luận này đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 3(143)/2018. Hà Nội: Viện Xã hội học) Tóm tắt: Xã hội học hiện đại ở Trung Quốc trước 1949 đã từng là một nền xã hội học lớn trong bối cảnh xã hội học thế giới khi ấy. Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản. Từ khóa: lịch sử xã hội học, xã hội học Trung Quốc, xã hội học quốc tế. 1. Mở đầu Tìm hiểu lịch sử xã hội học ở Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX gây ngạc nhiên lớn, ít nhất với tôi. Có lẽ một số nhà xã hội học Việt Nam nghĩ giống tôi, vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các nền xã hội học “lớn” (metropolitan sociologies) gồm xã hội học Pháp, Anh, Đức, và Mỹ, một số nước khác cũng phát triển bộ môn này, nhưng xã hội học của họ “nhỏ hơn”, và trong đó không có Trung Quốc. Nhưng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tìm hiểu những chặng đường của xã hội học Trung Quốc. Một vài tác giả, như Richard P. Madsen hay Ambrose Yeo-Chi King, trích dẫn nhận xét của nhà nhân học xã hội Anh Maurice Freedman viết vào thập niên 1960 như sau: “Có thể nói rằng, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu ra, thì Trung Quốc là nơi mà xã hội học bừng nở nhất trên thế giới, ít nhất cũng là về mặt chất lượng tri thức” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39). 7 Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên sao. Bài viết bước đầu giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. 7 “It could be argued that before the Second World War, outside North America and Western Europe, China was the seat of the most flourishing sociology in the world, at least in respect of its intellectual quality” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39). 29 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Phương pháp sử dụng ở bài viết này là phân tích tài liệu đã có. Lượng tài liệu về xã hội học Trung Quốc thời kỳ đó tôi thu thập được còn ít, như bạn đọc thấy trong mục tài liệu tham khảo. Tác giả bài viết có hạn chế lớn khi tìm hiểu chủ đề này. Tôi không biết tiếng Trung, chưa từng có dịp làm việc lâu ở một viện nghiên cứu hay trường đại học ở Trung Quốc. Vì vậy, xin bạn đọc ghi nhớ hạn chế của bài viết.8 2. Phân kỳ lịch sử Tựa đề bài viết gợi nên phân kỳ lịch sử. Vậy xã hội học hiện đại ở Trung Quốc bắt đầu khi nào, trải mấy thời kỳ? Hầu hết các tác giả đồng ý, xã hội học hiện đại Trung Quốc khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX, nhưng chưa nhất trí với nhau về thời điểm cụ thể hơn. Ming Yan cho rằng xã hội học hiện đại Trung Quốc trải năm giai đoạn: tiếp nhận (1895- 1913), định chế hóa (1913-1930), mở rộng (1930-1949), đình chỉ (1949-1979), và tái xây dựng (từ 1979 trở đi).9 Như vậy, thời kỳ xem xét ở đây (từ đầu đến 1949), theo Ming Yan có ba giai đoạn. Sau khi trình bày lịch sử và đặc điểm của xã hội học hiện đại Trung Quốc cho đến 1949, kết luận của Sun Pen-Wen (Sun Benwen) cũng nói đến ba giai đoạn. Ông viết: “Trước hết, nó chậm chạp trải qua một giai đoạn dịch thuật và diễn giải xã hội học Âu - Mỹ. Tiếp theo, nó trải qua giai đoạn nghiên cứu và khảo sát mới, thoạt đầu do các giáo sư Mỹ thực hiện, sau đó là các nhà xã hội học Trung Quốc tiến hành. Cuối cùng, nó đạt tới giai đoạn tổng hợp các lý thuyết xã hội học và ứng dụng các nguyên lý xã hội học vào công tác xã hội và quản lý xã hội. Nhưng xã hội học Trung Quốc cũng mới chỉ ở bước ban đầu của giai đoạn này thôi. Sự phát triển tiếp tục chủ yếu phụ thuộc vào lao động và nỗ lực của các giảng viên và sinh viên xã hội học” (Sun Pen - Wen, 1949:251).10 3. Thuở đầu trước và sau Cách mạng Tân Hợi 1911 8 Xin ghi nhận ở đây giúp đỡ quý báu của TS. Stella R. Quah (National University of Singapore) và TS. Jack Barbalet (Australian Catholic University) đã gửi tài liệu cho tôi. 9 “The history of Chinese so ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử xã hội học Xã hội học Trung Quốc Xã hội học quốc tế Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949 Xã hội học hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 113 0 0 -
Quan điểm của Auguste Comte về xã hội thực chứng
13 trang 35 1 0 -
Bài thuyết trình môn Lịch sử xã hội học: Ferdinand Tonnies
21 trang 31 0 0 -
Bài thuyết trình: Tư tưởng xã hội thời Trung cổ
24 trang 25 0 0 -
Bài thuyết trình Lịch sử xã hội học: Xã hội học Karl Marx
27 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu lý thuyết xã hội học: Phần 2
128 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu lý thuyết xã hội học: Phần 1
112 trang 19 0 0 -
lịch sử và lý thuyết xã hội học: phần 1
214 trang 17 0 0 -
Đề cương chi tiết các học phần ngành Xã hội học (Năm 2017) - Trường Đại học Công Đoàn
873 trang 17 0 0 -
Thuyết trình: Lý thuyết của Joseph Schumpeter
14 trang 16 0 0