Danh mục

Xã Trường Dương huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ minh mạng 21 ( 1840 )

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ruộng đất là vấn đề cơ bản của bất cứ một xã hội phong kiến nào, bởi dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản và toàn diện về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã Trường Dương huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ minh mạng 21 ( 1840 ) T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 XÃ TRƯỜNG DƯƠNG HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐNA BẠ MINH MẠNG 21 (1840) Lê Thị Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên) Ruộng đất là vấn đề cơ bản của bất cứ một xã hội phong kiến nào, bởi dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản và toàn diện về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Phú Bình là một huyện trung du ở phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên. Bài viết này nhằm khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất xã Trường Dương huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi sử dụng tư liệu địa bạ có niên đại Minh Mạng 21 (1840) - đây là tư liệu gốc, được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội). Nghiên cứu tư liệu địa bạ, chúng tôi thấy tình hình ruộng đất ở xã Trường Dương nửa đầu thế kỉ XIX có các đặc điểm chính sau: 1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở xã Trường Dương Bảng 1: Tổng diện tích các loại ruộng đất [1] STT 1 Loại ruộng Thực trưng - Tư điền - Thổ trạch viên trì Tổng cộng Diện tích (mẫu.sào.thước.tấc.) 249.5.9.9. 244.0.9.9 5.5.0.0. 249.5.9.9. Tỷ lệ (%) 100 97,8 2,2 100 Số liệu trên cho thấy phần thực trưng chiếm 100%, trong đó tư điền chiếm tới 97,8 %, còn lại là thổ trạch viên trì (2,2%), đặc biệt không có lưu hoang. Đây là điểm khác biệt của ruộng đất xã Trường Dương so với một số xã ở các huyện miền núi, những nơi này vào nửa đầu thế kỉ XIX, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang khá nặng nề, có lẽ do chiến tranh kéo dài ở các thế kỉ trước đó. Một đặc điểm đáng lưu ý trong thời kì này là sự phân bố ruộng đất của xã Trường Dương hầu như chỉ có tư điền, không thấy có công thổ. Do đó, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát phần sở hữu tư nhân. 2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư nhân a. Sự phân bố ruộng đất tư nhân Xem xét quy mô ruộng đất tư hữu ở Trường Dương, chúng ta có thể đi sâu xem xét cụ thể mức độ phân bố ruộng đất của các chủ sở hữu qua bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Sự phân bố ruộng tư [1] Qui mô sở hữu 1- 5 mẫu 5 - 10 mẫu 10 -15 mẫu Tổng cộng Số chủ 21 20 4 45 Tỷ lệ (%) 46,7 44,4 8,9 100 Diện tích (mẫu.sào.thước.tấc) 67.4.10.0 130.2.11.9 46.3.3.0 244.0.9.9 Tỷ lệ (%) 27,7 53,4 18,9 100 Từ bảng trên chúng ta thấy: Sở hữu bình quân của một chủ ở xã Trường Dương là 5m.4s.3th.5t. 41 chủ có mức sở hữu 5 - 10 mẫu, chiếm 91,1 % tổng số chủ. Đây có thể coi là bộ phận nông dân tự canh chủ yếu ở xã Trường Dương. Sở hữu 10 -15 mẫu chỉ có 4 chủ, chiếm 8,9 %. Như thế để thấy, tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở xã Trường Dương huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. 19 T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 b. Sở hữu ruộng đất tư nhân theo giới tính (xem bảng 3) Bảng 3: Sở hữu ruộng đất tư nhân theo giới tính [1] Số người/ tỷ lệ Nam 23 Nữ 22 48,9% 1 - 5 mẫu 5 - 10 mẫu 10 – 15 mẫu 9 = 39,1% 11 = 47,9% 12 = 54,6 9 = 40,1 Tỷ số nữ trong từng lớp sở hữu 57,1% 45% 3 = 13,0% 1 = 4,4 33,3% Xét về giới tính, trong tổng số 45 chủ sở hữu thì có 22 chủ nữ chiếm 48,9%, nhưng số chủ nữ lại sở hữu tới 103m.4s.12th. Tuy nhiên, mức sở hữu bình quân của một chủ nữ là 4m.7s.0th.5t, nhỏ hơn mức sở hữu trung bình của nam (6m.1s.1th.8t.6p). Việc phụ nữ đứng tên chủ sở hữu ruộng đất là hiện tượng khá phổ biến, là nét độc đáo của xã hội Việt Nam thời trung đại. So với những xã khác trong huyện thì xã Trường Dương có đông chủ sở hữu là nữ hơn cả. Ở đây không thấy xuất hiện hiện tượng phụ canh. Vì vậy, nguyên tắc “ruộng làng nào làng ấy cầy” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa. Xã Trường Dương không chia thổ trạch cho từng chủ mà tổng diện tích của các xứ đồng đều do bản xã đồng canh. Theo địa bạ, xã Trường Dương chỉ có ruộng loại 3 và ruộng vụ Thu. c. Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ Tên họ và diện tích ruộng đất của từng chủ sở hữu trong địa bạ là những thông tin quan trọng để nghiên cứu về dòng họ. Ở đây đưa ra khái niệm “nhóm họ” để chỉ tập hợp những dòng họ có chung tên gọi đầu tiên, thí dụ nhóm họ Nguyễn, nhóm họ Cao, nhóm họ Phạm… Mỗi nhóm họ có thể gồm một hoặc một số dòng họ đích thực. Chúng tôi đã thống kê các chủ sở hữu theo nhóm họ, căn cứ vào chữ đầu tiên của tên họ, vì đó là một trong những nguồn tư liệu cần thiết khi nghiên cứu các dòng họ ở Phú Bình nói riêng, nông thôn Việt Nam nói chung. Những phân tích, tổng hợp tình hình sở hữu theo các nhóm họ có thể cung cấp một số ý niệm nào đó về mối quan hệ giữa các nhóm họ với vấn đề ruộng đất. 45 chủ sở hữu tư điền của xã Trường Dương được phân bố theo các nhóm họ như sau: Bảng 4: Phân bố ruộng theo các nhóm họ [1] TT 1 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: