Danh mục

Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - một trong các cơ sở xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc học tập và giảng dạy chương trình tích hợp các môn học, trên cơ sở đó tập trung vào việc xác định năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình tích hợp (đối với môn Khoa học tự nhiên) và bước đầu đưa ra một số chú ý về việc xây dựng chương trình tích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - một trong các cơ sở xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiênJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 23-29This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0155XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC ĐƯỢC PHÁT TRIỂNTRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP - MỘT TRONG CÁC CƠ SỞXÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNPhạm Xuân QuếKhoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Ở bài báo này, tác giả phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc học tậpvà giảng dạy chương trình tích hợp các môn học, trên cơ sở đó tập trung vào việc xác địnhnăng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được phát triển ở học sinh trong dạy học chương trìnhtích hợp (đối với môn Khoa học tự nhiên) và bước đầu đưa ra một số chú ý về việc xâydựng chương trình tích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.Từ khóa: Chương trình tích hợp, dạy học tích hợp, năng lực đặc thù, kĩ năng đặc thù.1.Mở đầuDạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển (ở người học) khả năng huy độngtổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấnđề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rènluyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [1].Dạy học tích hợp là một trong các con đường, giải pháp thích hợp cho sự phát triển một sốnăng lực ở học sinh. Bên cạnh việc xác định các năng lực chung - cốt lõi, năng lực đặc thù từngmôn học (thuộc môn học tích hợp) thì việc xác định năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể đượcphát triển ở học sinh trong dạy học chương trình tích hợp là việc làm hết sức cần thiết khi nghiêncứu việc xây dựng chương trình tích hợp các môn tích hợp nói chung, môn Khoa học Tự nhiênnói riêng.2.2.1.Nội dung nghiên cứuNhu cầu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểmtích hợpNhiều quá trình, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, trong thực tiễn cuộc sống có thể đượchiểu hay được giải quyết với những năng lực và phẩm chất được hình thành trong lĩnh vực của mộtmôn, nhưng nhiều khi của một số môn học. Ví dụ như: khi xem xét và giải quyết những vấn đề liênquan đến Nguyên tử, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vật lí lẫn Hóa học,... cầnNgày nhận bài: 7/8/2016. Ngày nhận đăng: 12/9/2016.Tác giả liên lạc: Phạm Xuân Quế, địa chỉ e-mail: quepx@hnue.edu.vn23Phạm Xuân Quếnhững kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này; khi xem xét và giải quyết nhữngvấn đề liên quan đến Huyết áp của vật sống, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vậtlí lẫn Sinh học,... cần những kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này.Trong thị trường lao động ở thế kỉ 21, khi các ngành nghiên cứu và sản xuất liên quan đếnnhiều lĩnh vực hình thành và phát triển thì ngày càng nhiều vấn đề cần được giải quyết trong laođộng chuyên nghiệp đòi hỏi những năng lực và phẩm chất được hình thành trong học tập, làm việctrong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Ví dụ như Lí sinh (Biophysics), Y sinh (Biomedical)là những lĩnh vực đa ngành trong đó có sự tích hợp và tương tác giữa các ngành chuyên môn khácnhau. Thực tế đó yêu cầu người lao động phải có năng lực (dựa trên kiến thức, kĩ năng, phẩm chất,giá trị) ứng với nhiều lĩnh vực hay họ phải có khả năng hợp tác làm việc với những người trongcác lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Từ giữa thế kỉ 20 người ta càng nhận thấy vấn đề cấp báchlà “những năng lực cần thiết cho thị trường lao động hiện nay cần được phát triển trong học tậptheo chương trình tích hợp và hợp tác trong giảng dạy” [2]. Để đáp ứng việc cung cấp nguồn nhânlực cho thị trường lao động, các nền giáo dục ở các nước tùy theo điều kiện của mình đã xây dựngchương trình đào tạo các bậc học khác nhau (phổ thông, cao đẳng, đại học hay sau đại học) ở cácmức độ tích hợp khác nhau. Như đánh giá của UNESCO, các chương trình đào tạo như vậy thíchhợp cho một nền giáo dục vì sự phát triển bền vững.2.2.Các chương trình tích hợpChương trình tích hợp là chương trình bao gồm các modun được thiết kế dựa trên hai haynhiều môn học và được thực hiện thông qua hoạt động tích cực, phối hợp giữa các học sinh và cácgiáo viên với mục tiêu quan trọng là nhận thức được hiện tượng hay giải quyết được vấn đề dựatrên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức từ các môn khác nhau [2].Tùy theo mức độ tích hợp khác nhau trong chương trình được xây dựng mà người ta phânra các loại chương trình tích hợp sau:- Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration): Đối với chương trình tích hợp đa môn,việc “dạy học một chủ đề được tiếp cận theo từng môn học khác nhau và tiến hành song song vớinhau” [16] nhằm đạt chuẩn của từng môn.- Tích hợp/Tiếp cận liên môn (Interdisciplinary Intergration/Approach): Ở tiếp cận liênmôn, giáo viên tổ chức chương trình học thông qua các môn học [3]. Để giải quyết một nội dungtrong chương trình cần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: