Danh mục

Xác định, đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả xác định, đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định, đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MANGAN VÀ KẼM TRONG LÁ CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms) Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGUYỄN MẬU THÀNH Trường Đại học Quảng Bình Email: Thanhhk18@gmail.com Tóm tắt: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) được áp dụng để xác định hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng trồng ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho độ lặp lại cao với RSD < 3,5%, độ đúng tốt với độ thu hồi 95  106 %, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả thu được cho thấy hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng lần lượt là: 2,379 ÷3,652 mg/kg tươi và 5,503 ÷ 10,736 mg/kg tươi, hàm lượng này nằm trong giới hạn cho phép theo quy định 46/BYT 2007. Từ khóa: Đồng Hới, lá cây đinh lăng, mangan, kẽm, phương pháp F-AAS. 1. MỞ ĐẦU Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là cây có thể sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thức ăn, dược liệu hoặc phục vụ cho các mục đích khác nhau. Cây đinh lăng là 1 trong 40 loài được Bộ Y tế ban hành (04/01/2012) có tiềm năng khai thác và phát triển trên thị trường. Đặc biệt, lá đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Hiện nay, đinh lăng đang được khuyến khích trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, an toàn và bổ dưỡng thì cây đinh lăng được người dân ở địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trồng nhiều trong những năm trở lại đây. Thành phố Đồng Hới là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. Là nơi chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại, những tác hại của chất độc chiến tranh cùng với các tác động của con người như sử dụng phân bón hóa học, lạm dụng thuộc bảo vệ thực vật,... nên có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của cây trồng. Ngày nay, trong Y học, người ta đã khẳng định được rằng nhiều nguyên tố kim loại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống. Sự thiếu hụt hay mất cân bằng của nhiều kim loại vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mn, Se... trong gan, tóc, máu, huyết thanh... là những nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh tật. Ở một nồng độ nhất định mangan (Mn) và kẽm (Zn) được nhìn nhận như một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho người và động vật [3]. Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử là một phương pháp phân tích hiện đại đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu như: mẫu quặng, mẫu nước, thực phẩm, dược phẩm,... [1]. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả xác định, đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị và hóa chất Các cốc thủy tinh chịu nhiệt, bình định mức, chai nhựa PE sạch; Các micropipette Eppendorf và đầu hút; cân phân tích, bếp điện, máy xay, lò vi sóng, tủ sấy. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Zeenit 700P của hãng Analytik Jena (Đức). 312 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Dung dịch làm việc mangan và kẽm được pha chế từ các dung dịch chuẩn (1000 ± 2 ppm) của hãng Merck (Đức), chuyên dùng cho phép đo AAS. Các hóa chất sử dụng có độ tinh khiết PA: axit HNO3, HCl và Mg(NO3)2 đặc,… đều của hãng Merck (Đức), nước cất hai lần. 2.2. Lấy mẫu, xử lý mẫu Mẫu lá cây đinh lăng được lấy theo phương pháp tổ hợp, ở 2 khu vực trồng trên 2 vùng đất đặc trưng khác nhau thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào 2 đợt (đợt 1: 7/8/2018, đợt 2: 4/11/2018), mỗi đợt gồm 4 mẫu, theo thứ tự là: Phường Đồng Sơn trồng trên đất sỏi-đồi, ký hiệu là ĐLĐSĐi (vị trí 1, 2) và xã Quang Phú được trồng trên đất cát pha, ký hiệu là CNĐCPi (vị trí 3, 4); trong đó: i = 1  2 (thứ tự đợt lấy mẫu). Mẫu lá cây đinh lăng được chuyển ngay về phòng thí nghiệm sau khi lấy. Mẫu được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành phân tích: Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần, để ráo nước, cân khối lá tươi; sau đó cắt nhỏ bằng dao inox, xay mịn, rồi được vô cơ hóa như sau: Cân trên cân phân tích một lượng mẫu chính xác từ 5,57 – 7,05 g rồi cho vào cóc nung có nắp, thêm 10 ÷ 15 mL HNO3 đặc và 5 mL Mg(NO3)2 5%, khuấy đều rồi đun nhẹ trên bếp điện đến than đen. Chuyển vào lò nung, nung ở nhiệt độ 4500C trong vòng 8 tiếng hoặc để qua đêm, sau đó thấm ướt tro bằng một ít nước cất và lặp lại quá trình trên đến khi đạt được tro trắng. Chuyển mẫu sang cóc thủy tinh, tiếp tục thêm nước cất và đun đến cạn để đuổi hết lượng axit dư. Dùng 2 mL HNO3 1 % để hòa tan mẫu và chuyển định lượng vào bình định mức dung tích 50 mL, định mức bằng nước cất được dung dịch phân tích [6, 7]. 2.3. Phương pháp phân tích Trong nghiên cứu này, áp dụng kỹ thuật phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật vô cơ hóa ướt và chấp nhận những điều kiện hoạt động của thiết bị đã được công bố [1], như nêu ở Bảng 1. Bảng 1. Điều kiện đo F-AAS xác định mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng Thông số Mn Zn λ (nm) 279,5 213,9 ...

Tài liệu được xem nhiều: