Danh mục

Xác định giá trị dự báo số noãn đối với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định giá trị dự báo của số noãn đối với mức độ hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT) sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 2.100 bệnh nhân (BN) hút noãn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 9 - 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định giá trị dự báo số noãn đối với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA SỐ NOÃN ĐỐI VỚI HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG SỚM TRONG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM Nguyễn Xuân Hợi*; Phạm Thị Tân* TÓM TẮT Mục tiêu: xác định giá trị dự báo của số noãn đối với mức độ hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT) sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 2.100 bệnh nhân (BN) hút noãn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 9 - 2015. Kết quả: giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nhẹ là 13 noãn; độ nhạy 77%; độ đặc hiệu 82%, nguy cơ QKBT sớm mức độ nhẹ cao gấp 15,9 lần. Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ trung bình 16 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 85%, nguy cơ QKBT sớm mức độ trung bình cao gấp 25,0 lần. Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nặng 18 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 82%, nguy cơ QKBT sớm mức độ nặng cao gấp 22,7 lần. Kết luận: số noãn có giá trị cao dự báo hội chứng QKBT sớm và mức độ trong thụ tinh trong ống nghiệm. * Từ khóa: Hội chứng quá kích buồng trứng; Số noãn; Thụ tinh trong ống nghiệm. Defining Oocyte Number Cut-off for Predicting Early Ovarian Hyperstimulation Syndrome in In Vitro Fertilization Summary Objectives: To define oocyte number cut-off for predicting early ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS) in IVF. Subjects and methods: There was a prospective study, including 2,100 IVF/ICSI patients at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology from Jan, 2015 to September, 2015. Results: Cut-off value of oocyte number for predicting mild OHSS was 13. Sensitivity was 77% and specificity was 82%. The risk of OHSS was 15.9 folds higher at this cut-off. Cut-off value of oocyte number for predicting moderate OHSS was 16. The sensitivity was 82% and specificity was 85%. The risk of OHSS was 25 folds higher at this cut-off. Cut-off value of oocyte number for predicting severe OHSS was 18. Sensitivity was 82% and specificity was 82%. The risk of OHSS was 22.7 folds higher at this cut-off. Conclusions: Oocyte number is a good predictor for early ovarian hyperstimulation syndrome and its grades in IVF. * Key words: Ovarian hyperstimulation syndrome; Oocyte number; IVF. ĐẶT VẤN ĐỀ Kích thích buồng trứng là một giai đoạn quan trọng của thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm nhất của kích thích buồng trứng là hội chứng QKBT. Hội chứng QKBT là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng trứng với thuốc kích thích, biểu hiện là hiện tượng thoát dịch cấp tính ra khỏi lòng mạch vào khoang thứ 3 của cơ thể, kèm theo buồng trứng to lên với tần suất khoảng 25% các trường hợp kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm [1]. * Bệnh viện Sản Trung ương Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Xuân Hợi (doctorhoi@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/07/2016 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2016 44 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 Để phòng ngừa hội chứng QKBT, trên y văn đã có nhiều nghiên cứu, các tác giả đưa ra những yếu tố dự báo nguy cơ QKBT như tuổi, giá trị FSH, AMH, AFC, nồng độ inhibin, tiền sử QKBT ở chu kỳ thụ tinh ống nghiệm trước, giá trị estradiol, số nang trứng ngày tiêm hCG, số noãn chọc hút được [2]… Trong y văn và trên thực tế lâm sàng, nồng độ estradiol và số noãn có vai trò quan trọng để phát hiện BN có nguy cơ phát triển hội chứng QKBT [3], đây là những yếu tố dự báo cần được nghiên cứu để áp dụng lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định giá trị dự báo của số noãn với hội chứng QKBT sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 2.100 BN thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 9 - 2015, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, đồng thuận tham gia vào nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được thực hiện thụ tinh ống nghiệm có hút noãn và chuyển phôi cùng chu kỳ hoặc đông phôi do nguy cơ QKBT. * Tiên chuẩn loại trừ: các trường hợp cho nhận noãn, hiến phôi, chuyển từ kích phóng noãn bơm tinh trùng vào buồng tử cung chuyển sang làm thụ tinh ống nghiệm do nguy cơ QKBT; không chuyển phôi vì nguyên nhân khác như niêm mạc tử cung mỏng, dính buồng tử cung, progesterone ngày tiêm hCG cao. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu. * Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu theo độ nhạy [4]. z2: hằng số của phân phối chuẩn. Với α = 0,05. Giá trị z2 = 1,962. SN: độ nhạy mong muốn của nghiên cứu, giả thiết độ nhạy mong muốn là 0,8. W2: độ rộng của khoảng tin cậy 0,051. P: tỷ lệ QKBT. Theo Enskog và CS (1999) [5], tỷ lệ này là 11,4%. Từ công thức trên tính được cỡ mẫu nghiên cứu n = 2.054 đối tượng. * Các bước tiến hành nghiên cứu: BN được kích thích buồng trứng bằng 3 phác đồ: phác đồ dài, phác đồ antagonist và phác đồ agonist. BN được theo dõi sự phát triển của nang noãn bằng siêu âm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: