Xác định giới hạn và đánh giá hiệu quả xử lý nước mặt của viên xử lý nước DG19 trong điều kiện dã ngoại
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 928.76 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Xác định giới hạn và đánh giá hiệu quả xử lý nước mặt của viên xử lý nước DG19 trong điều kiện dã ngoại trình bày một số nghiên cứu ngưỡng xử lý hiệu quả của viên xử lý nước DG19 đối với một số chỉ tiêu: Chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế với các nguồn nước tự nhiên (sông, suối, ao, hồ, nước tù đọng) định hướng ứng dụng để xử lý nước trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt, hành quân dã ngoại, thiếu nước sạch để uống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định giới hạn và đánh giá hiệu quả xử lý nước mặt của viên xử lý nước DG19 trong điều kiện dã ngoại Nghiên cứu khoa học công nghệ XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC MẶT CỦA VIÊN XỬ LÝ NƯỚC DG19 TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI VÕ THỊ HOÀI THU (1), HOÀNG QUANG CƯỜNG (1), ĐINH THỊ THU TRANG (1), LÊ THỊ HUỆ (1), NGUYỄN CÔNG TỈNH (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước sạch từ lâu đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn thế giới. Do biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều hiện tượng thiên nhiên cực đoan như bão và lũ, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến nguy cơ ngập úng ngày càng cao. Ngập úng dài ngày dẫn đến hiện tượng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và tiêu hóa gia tăng mạnh tại các vùng ngập nước [1, 2]. Theo báo cáo, trong trận lụt tại miền Trung vào tháng 11/1999 có 9347 người mắc bệnh tiêu chảy, 1096 người mắc bệnh kiết lị và 9862 người mắc bệnh truyền nhiễm về mắt [3]. Đối với Quân đội ta, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong các điều kiện thực địa luôn được tiến hành thường xuyên liên tục. Những khó khăn về hậu cần, kỹ thuật trong đó có cả vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch do nước ở các vùng này thường đục chứa nhiều yếu tố gây bệnh đặc biệt là trong mùa mưa. Sử dụng phải nước nhiễm bẩn vi sinh gây các bệnh về tiêu hóa, da liễu làm ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội. Ngoài ra, các yếu tố kim loại nặng, hóa chất tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu mỡ… do quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người có thể tồn tại trong nguồn nước. Nếu hàm lượng này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại với sức khỏe, từ các triệu chứng cấp tính đến bệnh mãn tính hoặc ung thư. Việc tận dụng ngay nguồn nước tại chỗ (nước sông, suối hoặc ao, hồ, nước lũ) và tiến hành xử lý thu nước sạch bằng cách sử dụng các viên xử lý nước sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên. Năm 2019 nhóm nghiên cứu của Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã chế tạo thành công viên xử lý nước DG19 với các thành phần Sodium dichloroisocyanurate, nhôm sunfat, cacboxymethyl cellulose, polyacrylamide-zeolite, NaHCO3 có khả năng xử lý nhiều loại nước khác nhau với thời gian xử lý nhanh, dễ sử dụng vào điều kiện thực địa [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây nhóm nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu lựa chọn được thành phần thích hợp và đánh giá hiệu quả xử lý trên một số chỉ tiêu cơ bản về vi sinh (Coliform tổng số), độ đục, màu sắc, xử lý kim loại nặng Pb2+,… với quy mô trong phòng thí nghiệm. Để đáp ứng điều kiện sử dụng thực tế, cần có những minh chứng cụ thể hơn về tính hiệu quả, an toàn phù hợp với điều kiện dã ngoại và thiên tai. Bài báo này trình bày một số nghiên cứu ngưỡng xử lý hiệu quả của viên xử lý nước DG19 đối với một số chỉ tiêu: chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế với các nguồn nước tự nhiên (sông, suối, ao, hồ, nước tù đọng) định hướng ứng dụng để xử lý nước trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt, hành quân dã ngoại, thiếu nước sạch để uống. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 224 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ Viên xử lý nước DG19 (Thành phần chính: nhôm sulfat, natri bicarbonate, natri dicloisocyanurat cacboxylmetyl, cellulose vi tinh thể, cation polyacrylamide, zeolite); Viên nén xử lý nước Aquatabs; Các chủng vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus feacalis, Clostridium perfringens thuộc bộ sưu tập giống của Phòng Sinh hóa, Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp sử dụng viên DG19 và viên Aquatabs trong xử lý nước - Xử lý nước bằng viên xử lý nước DG19: Cho 1 viên xử lý nước vào 1 lít nước cần xử lý, khuấy mạnh trong khoảng 2 phút, sau đó để yên cho cặn bẩn lắng xuống (khoảng 15 phút). Lọc thu lấy nước sạch qua một lớp vải sạch. Thu mẫu nước sau xử lý và phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu. - Xử lý nước bằng viên Aquatabs: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất [5]. 2.2.2. Xác định ngưỡng xử lý vi sinh vật khi sử dụng viên DG19 Các chủng vi sinh vật E. coli, P. aeruginosa, S. feacalis, C. perfringens được nuôi 12 - 16 tiếng trên môi trường LB hay MP. Sinh khối được thu nhận bằng cách ly tâm 10 000 vòng/phút trong 5 phút ở nhiệt độ 4C loại dịch trong, quá trình rửa sinh khối được lặp lại 2 lần bằng nước muối sinh lý khử trùng. Sinh khối sau quá trình rửa, được tạo dịch huyền phù bằng cách hòa lại trong dung dịch nước cất khử trùng và xác định mật độ tế bào có ttrong dịch huyền phù thông qua mối tương quan tuyến tính với giá trị OD600nm. Pha dịch huyền phù vào nước cất khử trùng tạo ra nước nhiễm vi sinh vật sao cho mật độ vi sinh vật có nồng độ từ 104 - 108 CFU/mL. Lấy 1000 ml dịch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định giới hạn và đánh giá hiệu quả xử lý nước mặt của viên xử lý nước DG19 trong điều kiện dã ngoại Nghiên cứu khoa học công nghệ XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC MẶT CỦA VIÊN XỬ LÝ NƯỚC DG19 TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI VÕ THỊ HOÀI THU (1), HOÀNG QUANG CƯỜNG (1), ĐINH THỊ THU TRANG (1), LÊ THỊ HUỆ (1), NGUYỄN CÔNG TỈNH (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước sạch từ lâu đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn thế giới. Do biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều hiện tượng thiên nhiên cực đoan như bão và lũ, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến nguy cơ ngập úng ngày càng cao. Ngập úng dài ngày dẫn đến hiện tượng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và tiêu hóa gia tăng mạnh tại các vùng ngập nước [1, 2]. Theo báo cáo, trong trận lụt tại miền Trung vào tháng 11/1999 có 9347 người mắc bệnh tiêu chảy, 1096 người mắc bệnh kiết lị và 9862 người mắc bệnh truyền nhiễm về mắt [3]. Đối với Quân đội ta, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong các điều kiện thực địa luôn được tiến hành thường xuyên liên tục. Những khó khăn về hậu cần, kỹ thuật trong đó có cả vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch do nước ở các vùng này thường đục chứa nhiều yếu tố gây bệnh đặc biệt là trong mùa mưa. Sử dụng phải nước nhiễm bẩn vi sinh gây các bệnh về tiêu hóa, da liễu làm ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội. Ngoài ra, các yếu tố kim loại nặng, hóa chất tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu mỡ… do quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người có thể tồn tại trong nguồn nước. Nếu hàm lượng này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại với sức khỏe, từ các triệu chứng cấp tính đến bệnh mãn tính hoặc ung thư. Việc tận dụng ngay nguồn nước tại chỗ (nước sông, suối hoặc ao, hồ, nước lũ) và tiến hành xử lý thu nước sạch bằng cách sử dụng các viên xử lý nước sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên. Năm 2019 nhóm nghiên cứu của Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã chế tạo thành công viên xử lý nước DG19 với các thành phần Sodium dichloroisocyanurate, nhôm sunfat, cacboxymethyl cellulose, polyacrylamide-zeolite, NaHCO3 có khả năng xử lý nhiều loại nước khác nhau với thời gian xử lý nhanh, dễ sử dụng vào điều kiện thực địa [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây nhóm nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu lựa chọn được thành phần thích hợp và đánh giá hiệu quả xử lý trên một số chỉ tiêu cơ bản về vi sinh (Coliform tổng số), độ đục, màu sắc, xử lý kim loại nặng Pb2+,… với quy mô trong phòng thí nghiệm. Để đáp ứng điều kiện sử dụng thực tế, cần có những minh chứng cụ thể hơn về tính hiệu quả, an toàn phù hợp với điều kiện dã ngoại và thiên tai. Bài báo này trình bày một số nghiên cứu ngưỡng xử lý hiệu quả của viên xử lý nước DG19 đối với một số chỉ tiêu: chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế với các nguồn nước tự nhiên (sông, suối, ao, hồ, nước tù đọng) định hướng ứng dụng để xử lý nước trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt, hành quân dã ngoại, thiếu nước sạch để uống. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 224 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ Viên xử lý nước DG19 (Thành phần chính: nhôm sulfat, natri bicarbonate, natri dicloisocyanurat cacboxylmetyl, cellulose vi tinh thể, cation polyacrylamide, zeolite); Viên nén xử lý nước Aquatabs; Các chủng vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus feacalis, Clostridium perfringens thuộc bộ sưu tập giống của Phòng Sinh hóa, Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp sử dụng viên DG19 và viên Aquatabs trong xử lý nước - Xử lý nước bằng viên xử lý nước DG19: Cho 1 viên xử lý nước vào 1 lít nước cần xử lý, khuấy mạnh trong khoảng 2 phút, sau đó để yên cho cặn bẩn lắng xuống (khoảng 15 phút). Lọc thu lấy nước sạch qua một lớp vải sạch. Thu mẫu nước sau xử lý và phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu. - Xử lý nước bằng viên Aquatabs: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất [5]. 2.2.2. Xác định ngưỡng xử lý vi sinh vật khi sử dụng viên DG19 Các chủng vi sinh vật E. coli, P. aeruginosa, S. feacalis, C. perfringens được nuôi 12 - 16 tiếng trên môi trường LB hay MP. Sinh khối được thu nhận bằng cách ly tâm 10 000 vòng/phút trong 5 phút ở nhiệt độ 4C loại dịch trong, quá trình rửa sinh khối được lặp lại 2 lần bằng nước muối sinh lý khử trùng. Sinh khối sau quá trình rửa, được tạo dịch huyền phù bằng cách hòa lại trong dung dịch nước cất khử trùng và xác định mật độ tế bào có ttrong dịch huyền phù thông qua mối tương quan tuyến tính với giá trị OD600nm. Pha dịch huyền phù vào nước cất khử trùng tạo ra nước nhiễm vi sinh vật sao cho mật độ vi sinh vật có nồng độ từ 104 - 108 CFU/mL. Lấy 1000 ml dịch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xử lý nước mặt Viên xử lý nước DG19 Chỉ tiêu vi sinh vật Thuốc bảo vệ thực vật Ngưỡng xử lý vi sinh vật trong nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thông tư số 12/2018/TT-BNNPTNT
35 trang 271 0 0 -
56 trang 64 0 0
-
Các chất hữu cơ độc trong môi trường và chuyển hóa: Phần 1
35 trang 52 0 0 -
1 trang 40 0 0
-
Bài giảng Quản lý dịch hại tổng hợp: Chương 2 (6) - GS. TS Nguyễn Thế Nhã
26 trang 39 0 0 -
Thông tư Số: 21/2013/TT-BNNPTNT
345 trang 35 0 0 -
9 trang 32 0 0
-
Nghiên cứu sản xuất và đặc trưng tính chất của trà tan từ lá và nụ vối
4 trang 31 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu vi sinh vật trên sản phẩm thủy sản
116 trang 31 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm Việt Nam
100 trang 30 0 0