Danh mục

Xác định tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.58 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với một giáo viên GDQP & AN trong tương lai thì việc xác định đúng tính chất CT-XH của chiến tranh là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo yêu cầu công tác quốc phòng và giảng dạy sau này. Thái độ của thầy cô GDQP & AN về chiến tranh sẽ định hướng thái độ của học sinh. Đó chính là hiệu ứng rất tốt cho việc tuyên truyền đường lối quốc phòng an ninh của Đảng đối với học sinh, SV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015 - 2016 XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHIẾN TRANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGVÀ AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Quốc phòng) GVHD: ThS-Trung tá Trương Xuân Vương1. Lời mở đầu Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, đối thoại và hợp tác. Tuy nhiên,việc tồn tại các chế độ xã hội khác nhau kéo theo việc xuất hiện những xu hướng chínhtrị, tư tưởng, những phong trào, tổ chức chính trị khác nhau đã có tác động không nhỏđến chiều hướng phát triển chung của thế giới. Các cuộc chiến tranh nhằm xóa bỏ mộttổ chức chính trị trên thế giới vẫn còn diễn ra với nhiều thủ đoạn và hình thức khácnhau nhằm mục đích che giấu bản chất xâm lược của cuộc chiến tranh. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Tính chất chính trị - xã hội(CT-XH) của chiến tranh chính là vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xãhội. Việc nhận thức đúng đắn về tính chất CT-XH của chiến tranh là tiền đề cần thiếtđể giải quyết thái độ của con người đối với mỗi bên tham chiến. Tuy nhiên, việc nhận thức của sinh viên (SV) về vấn đề trên trong những năm gầnđây còn rất hạn chế. Thái độ nhận thức về tầm quan trọng của việc xác định tính chấtCT-XH của chiến tranh cho SV nói chung và đặc biệt là SV ngành Giáo dục Quốcphòng (GDQP) và An ninh (AN) nói riêng vẫn còn thờ ơ, xem nhẹ; vì đất nước đangtrong thời bình, chưa có thái độ tích cực nghiên cứu trong môn học. Đồng thời, nhữngthủ đoạn và hình thức tiến hành chiến tranh ngày càng tinh vi thông qua công nghệthông tin để xuyên tạc, tuyên truyền. Các thủ đoạn nhằm can thiệp của các nước đếquốc thông qua ngoại giao bằng các hình thức viện trợ, hỗ trợ,… Hay việc lôi kéo cácnước đồng minh ủng hộ dẫn đến sự hạn chế về việc xác định đúng tính chất CT-XHcủa chiến tranh. Đối với một giáo viên GDQP & AN trong tương lai thì việc xác định đúng tínhchất CT-XH của chiến tranh là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo yêu cầucông tác quốc phòng và giảng dạy sau này. Thái độ của thầy cô GDQP & AN về chiếntranh sẽ định hướng thái độ của học sinh. Đó chính là hiệu ứng rất tốt cho việc tuyêntruyền đường lối quốc phòng an ninh của Đảng đối với học sinh, SV. Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Xác định tính chất chính trị - xã hộicủa chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viênngành Giáo dục quốc phòng, an ninh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh làm đề tài nghiên cứu của mình. 225Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu, làm rõ cơ sở lí luận, ý nghĩa của việc xác định tính chấtCT-XH của chiến tranh và đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho SV ngànhGDQP & AN về chiến tranh trong giai đoạn hiện nay.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu; - Nghiên cứu khái quát tình hình chiến tranh hiện nay trên thế giới thông qua mộtsố cuộc chiến tranh gần đây và thực trạng nhận thức của SV ngành GDQP & AN vềvấn đề trên; - Ý nghĩa của việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh và đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng cao nhận thức về tính chất CT-XH của chiến tranh trong giaiđoạn hiện nay đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài: “Xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạnhiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSPTPHCM”. - Khách thể: SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trọng tâm vấn đề “Xác định tính chấtCT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và ý nghĩa của vấn đề đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1990 đến năm 2003.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, nghiên cứu thông tin trên các văn bản tài liệu, giáo trình đã có, như Họcthuyết Marx – Lenin về chiến tranh, quân đội, chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng HồChí Minh, các tài liệu có liên quan. Phân tích, tổng hợp từng bộ phận thông tin để tạo ra một hệ thống lí thuyết mớiđầy đủ và sâu sắc - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp quan sát Quan sát tình hình thế giới đang diễn ra để rút ra kết luận cho nhiệm vụ nghiêncứu; quan sát thái độ của SV đối với chiến tranh hiện nay  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: