Danh mục

Xác định tốt mục tiêu – bước đầu dẫn đến thành công của một bài dạy

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong dạy học và giúp người dạy hiểu rõ những tiêu chí quan trọng để có thể tự lựa chọn và đánh giá mục tiêu cho mỗi bài dạy của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định tốt mục tiêu – bước đầu dẫn đến thành công của một bài dạyTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 137 XÁC ĐỊNH TỐT MỤC TIÊU – BƯỚC ĐẦU DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA MỘT BÀI DẠY Nguyễn Thúy Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để hoàn thành công việc và đạt được kết quả tốt, chúng ta cần phải xác định đúng mục tiêu và tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp đạt được mục tiêu đó. Giảng dạy cũng không phải là một ngoại lệ. Khi chuẩn bị một bài dạy, giáo viên trước hết phải xác định được mình muốn giúp người học đạt được mục tiêu gì, từ đó lựa chọn, điều chỉnh hay thiết kế các hoạt động học tập cho phù hợp. Một giờ dạy thành công là giờ dạy có mục tiêu được xác định rõ từ ban đầu và đạt mục tiêu. Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong dạy học và giúp người dạy hiểu rõ những tiêu chí quan trọng để có thể tự lựa chọn và đánh giá mục tiêu cho mỗi bài dạy của mình. Từ khóa: mục tiêu học tập, mục tiêu bài dạy, kết quả học tập dự kiến đạt được. Nhận bài ngày 14.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thúy Hạnh; Email: nthanh@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Là một giảng viên tiếng Anh đồng thời là người trực tiếp tham gia đào tạo giáo viêncho các trường phổ thông, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các giáo viên phổ thông qua cácđợt tập huấn, dự giờ, đánh giá tiết dạy giỏi… Các giáo viên phổ thông thường phàn nànrằng bài dạy trong sách giáo khoa mới quá dài và họ không có đủ thời gian để dạy hết bài.Khi đi dự giờ của các đồng nghiệp cũng như giáo viên tại các trường phổ thông, tôi bao giờcũng xem giáo án, nhìn vào mục tiêu của bài dạy đó. Một trong những tiêu chí để đánh giásự thành công của giờ dạy là bài dạy đạt mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vấn đề thường gặplà nhiều giờ dạy có mục tiêu được xác định không rõ ràng, nên rất khó để đánh giá chínhxác mức độ thành công của giờ dạy. Bài viết này muốn đề cập đến tầm quan trọng của việcxác định đúng mục tiêu bài dạy và cung cấp cho người đọc những cách thức cũng như cáctiêu chí đánh giá những mục tiêu hiệu quả và phù hợp cho một bài dạy. Hy vọng bài viếtkhông chỉ bổ ích cho giáo viên dạy tiếng Anh hay ngoại ngữ nói riêng mà còn sử dụngđược cho giáo viên các môn học khác, những người muốn tìm hiểu cách xác định mục tiêubài dạy cho thật tốt và phù hợp.138 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Mục tiêu học tập là gì? Tại sao dạy học lại cần phải có mục tiêu? Theo Saul (2011) mục tiêu học tập là những tuyên ngôn miêu tả dự định người học sẽlàm được gì sau khi học xong bài học. Zais (1976) cũng định nghĩa mục tiêu học tập lànhững kết quả cụ thể mà người học dự kiến đạt được sau khi kết thúc việc học. Còn Arends(2009) thì miêu tả chúngnhư những dự định của người dạy dành cho những thay đổi vàphát triển của người học. Ông cũng ví mục tiêu học tập như tấm bản đồ chỉ đường giúpngười dạy và người học biết họ sẽ phải đi đâu và khi nào thì đến nơi. Một chương trình, một khóa học hay một bài dạy đều cần thiết phải có mục tiêu.Trong khuôn khổ bài viết này, người viết sẽ chỉ đề cập đến mục tiêu của bài dạy. Harmer (2007) cho rằng phần quan trọng nhất của bất kỳ giáo án nào là mục tiêu củabài dạy trong giáo án đó. Mục tiêu học tập tốt phải nêu được kết quả học tập dự kiến sẽ đạtđược, phải trả lời được câu hỏi: Người học sẽ làm được gì sau khi học xong, mà trước khihọc họ chưa làm được? (Saul et. al, 2011). Khi chuẩn bị một giờ dạy giáo viên phải tự đặt ra rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn: tiếntrình giờ dạy sẽ được tổ chức như thế nào, các hoạt động học tập được lựa chọn ra sao, thờigian cho mỗi hoạt động là bao nhiêu… Tuy nhiên, câu hỏi mấu chốt vẫn là “Mục tiêu củabài học là gì?”. Trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời cho các câuhỏi còn lại (Scrivener, 2005). Ví dụ, mục tiêu của một bài dạy là: “Kết thúc bài học, họcsinh có khả năng phân biệt và phát âm được chính xác hai âm /b/ và /p/ trong từ và tronglời nói”. Khi xác định được mục tiêu này thì người dạy đã có thể biết rõ mình cần làm gì vàlàm thế nào để giúp người học đạt được mục tiêu đó cũng như làm thế nào để đánh giángười học có đạt được mục tiêu hay không. Có mối liên hệ mật thiết giữa ba yếu tố được minh họa như ba đỉnh của một tam giácmà Saul (2011) gọi là Tam giác kỳ diệu (The Magic Triangle). Đó là mục tiêu học tập, cáchoạt động học tập và cách thức kiểm tra đánh giá. Ba yếu tố này có mối quan hệ tương hỗvới nhau và nếu một trong ba yếu tố thay đổi thì những yếu tố còn lại cũng phải thay đổi theo. Mục tiêu học tập Kiểm tra đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: