Danh mục

Xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử của tỉnh Đắk Nông: Giải pháp phát triển du lịch gắn với yêu cầu chuyển đổi số

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển du lịch thông minh, chuyển đổi số trong du lịch của nước ta và thực thế triển khai ở một số địa phương, bài viết nghiên cứu về trường hợp của tỉnh Đắk Nông. Từ thực trạng phát triển du lịch Đắk Nông gắn với chuyển đổi số, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, khai thác, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch bền vững, trước nhất là xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử, văn hóa của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử của tỉnh Đắk Nông: Giải pháp phát triển du lịch gắn với yêu cầu chuyển đổi số Xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử của tỉnh Đắk Nông: Giải pháp phát triển du lịch gắn với yêu cầu chuyển đổi số Đào Vĩnh Hợp Tóm tắt: Đắk Nông là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạncuối dãy Trường Sơn. Tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý tự nhiên và nhiều tiềm năngphát triển kinh tế, nhất là du lịch. Bài viết nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch của ĐắkNông, đặc biệt là hệ thống di tích và di vật khảo cổ, lịch sử. Trên cơ sở chủ trương, chính sáchphát triển du lịch thông minh, chuyển đổi số trong du lịch của nước ta và thực thế triển khai ởmột số địa phương, bài viết nghiên cứu về trường hợp của tỉnh Đắk Nông. Từ thực trạng pháttriển du lịch Đắk Nông gắn với chuyển đổi số, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý,khai thác, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch bền vững, trước nhất làxây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử, văn hóa của tỉnh. Từ khóa: Bản đồ số; chuyển đổi số; di tích và di vật; du lịch; Đắk Nông. Khái lược về tỉnh Đắk Nông và hệ thống di tích, di vật khảo cổ trên địa bàn tỉnh Tỉnh Đắk Nông Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004 theo Nghị quyết số22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở tách ra từ mộtphần diện tích và dân số của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích hiện nay của tỉnh 6.509,27 km2. Về vị tríđịa lý: Tỉnh Đắk Nông nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ Bắc và từ 107°12 đến108°07 kinh độ Đông. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk; Phía Tây giáp tỉnh Bình Phướcvà tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km; Phía Namvà Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Về hành chính: Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấphuyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường,5 thị trấn và 60 xã. Về dân số: Dân số đến năm 2019 của tỉnh là 622.168 người (Tổng cục thốngkê, 2020, 32), năm 2021: 666.416 người. Về văn hóa: Đăk Nông là địa bàn sinh sống từ hàngngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từnhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vôcùng phong phú (Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông, 2023). Không ảnh và bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông năm 2023 (Nguồn: https://bandovietnam.com.vn và https://www.google.com/maps) Di tích và di vật khảo cổ, lịch sử, văn hóa của tỉnh Đắk Nông đã được công nhận Về di tích 362 Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông, đến hết năm 2021 toàn tỉnhĐắk Nông có 13 di tích lịch sử, trong đó có 9 di tích lịch sử cấp quốc gia và 4 di tích lịch sửcấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, 2021). Toàn tỉnh hiện có 1 di tíchQuốc gia đặc biệt là di tích Quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, thị xãGia Nghĩa, huyện Đắk Song và huyện Tuy Đức. Một số di tích tiêu biểu xếp hạng Di tích lịchsử văn hóa cấp quốc gia như: Căn cứ địa Nâm Nung Còn gọi là Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV, nằm trên địa phận xã Nâm Nung,huyện Krông Nô và xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, cách trung tâm thành phố Gia Nghĩakhoảng 50km. Nơi đây có địa thế hiểm trở, nhiều đồi núi, rừng rậm nguyên sinh thuận lợi choviệc xây dựng, đóng quân và bảo toàn lực lượng cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứunước, giải phóng dân tộc của quân và dân tỉnh Quảng Đức. Căn cứ địa cách mạng huyền thoại Nâm Nung hiện còn các dấu tích như nền nhà Vănphòng Tỉnh ủy B4 - Liên tỉnh IV, Văn phòng Ban cán sự B4, địa điểm tổ chức Đại hội Đảngbộ, giao thông hào chiến đấu, hầm trú ẩn... Căn cứ địa Nâm Nung được Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 17/5/2005. Nhà ngục Đắk Mil Nằm trên địa phận Thôn 9, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil. Nhà ngục Đắk Mil được thựcdân Pháp xây dựng đầu năm 1940 trong một khu rừng già để làm nơi giam giữ, đày ải nhữngchiến sỹ cộng sản cốt cán không thu phục được đang bị giam tại Nhà đày Buôn Ma Thuột (ĐắkLắk). Tại nơi đây, thực dân Pháp đã thực hiện chế độ giam giữ đầy khắc nghiệt với các chiếnsỹ của ta; với ý chí và niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, các chiến sỹ của ta đã thành lập chibộ đầu tiên của vùng Cao Nguyên Mnông. Nhờ mưu trí, các chiến sỹ đã tổ chức thành công haicuộc vượt ngục, gây tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng. Mặc dù nhà ngục Đắk Milđược xây dựng để giam cầm các chiến sỹ cách mạng nhưng địch vẫn không thể nào giam cầmđược ý chí, nghị lực và niềm tin vững chắc của các chiến sỹ với cách mạng. Nhà ngục Đắk Milđược xây dựng gồm 9 gian, vách gỗ, mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào dây thép gai, bêntrong có hai dãy sàn gỗ làm chỗ ngủ cho tù nhân, có cùm chân, xiềng tay, nằm biệt lập với bênngoài. Tháng 05/2005, nhà ngục Đắk Mil đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tíchlịch sử cấp Quốc gia. • Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’trang Gưh Địa điểm lưu dấu phần mộ của N’Trang Gưh, buôn làng, cánh đồng và căn cứ địa củanghĩa quân do thủ lĩnh N’Trang Gưh lãnh đạo chống quân Xiêm năm 1884 - 1887 và thực dânPháp năm 1900 – 1914 nay thuộc địa bàn xã Buôn Choáh (Krông Nô). Tại đây, N’Trang Gưhđã kêu gọi tập hợp hơn 600 thanh niên thuộc 20 buôn trên lưu vực sông Krông Nô và KrôngAna đứng lên khởi nghĩa tiêu diệt toàn bộ quân Xiêm tại cánh đồng buôn Tur và buôn Phok vàocuối thế kỷ 19. Năm 1900, một lần nữa N’Trang Gưh đã đứng lên tập hợp dân làng khởi nghĩachống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của N’Trang Gưh, cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn một thập kỷ,giành được nhiều chiến công ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: