Danh mục

Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, chủ đề tự nhiên, phần thực vật và động vật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 751.31 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài này là xây dựng bản đồ tư duy nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phần Thực vật và Động vật. Đề tài tập trung vào nội dung lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án điện tử (có sử dụng bản đồ tư duy) cho bài 54 + 55: Thú, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, chủ đề tự nhiên, phần thực vật và động vật Năm học 2008 – 2009 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI LỚP 3, CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN, PHẦN THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bùi Thị Thanh Hà Nguyễn Trần Phương Dung Sinh viên năm 3, Khoa GDTH GVHD: ThS. Đỗ Thị Nga1. Đặt vấn đề Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy và học đã trở thành một xu hướng, một nhiệm vụ quan trọng trong nhàtrường ở mọi bậc học. Một trong những đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy trựcquan, nhận thức cảm tính. Con đường hình thành các khái niệm cơ bản, mở rộngvốn từ cho học sinh để từ đó các em dễ dàng lĩnh hội tri thức, chủ yếu thông quanhững biểu tượng cụ thể, sinh động, thông qua màu sắc, hình ảnh... Dạy học các nội dung về tự nhiên, xã hội ở tiểu học (Tự nhiên và Xã hội,Khoa học, Lịch sử và Địa lý) nhằm cung cấp cho học sinh những khái niệm,những biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh. Để giúp các em có cái nhìntổng thể và khái quát về tự nhiên- xã hội- con người trong mối liên hệ gắn bó mậtthiết, từ đó hình thành ở các em thế giới quan duy vật, biện chứng, các nhà sưphạm ngày càng chú ý hơn đến vấn đề giáo dục cho học sinh cách suy nghĩ, cáchlập luận, cách giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tích cực, tự giác. Nóicách khác, đây là dạy cho học sinh các kỹ năng tư duy theo đặc trưng của từngmôn học. Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh đểmở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đây là một công cụ hữu ích trong giảng dạy ởmọi bậc học, vì nó giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức,trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng ghi nhớ, tìm ra ýtưởng mới… Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học ở Việt Nam hiện nay, việcxây dựng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học các môn học gần như chưa được chú ýnhiều.8Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Việc xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nói chung, dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội nói riêng là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng họcsinh ghi chép, học thuộc lòng một cách thụ động. Hơn nữa, đây là công cụ hữuhiệu giúp các em có được một phương pháp học tập tích cực, chủ động, phát triểntư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo… Dạy phần Thực vật và Động vật (chủ đề Tự nhiên) trong môn Tự nhiên- Xãhội là dạy những nội dung mang tính khoa học chặt chẽ trong mối liên hệ qua lạimật thiết của giới hữu sinh. Bản đồ tư duy với những ưu điểm của mình sẽ giúpgiáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng bản đồ tưduy trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phầnThực vật và Động vật”. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: - Xây dựng bản đồ tư duy nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việcdạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chủ đề Tự nhiên, phần Thực vật vàĐộng vật. - Lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án điện tử (có sử dụng bản đồ tưduy) cho bài 54 + 55: Thú, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1. Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức bậc cao ở con người, phản ánh hiện thựckhách quan vào não bộ dưới dạng khái niệm, phán đoán và suy lí…Tư duy nảysinh trong hoạt động xã hội, là sản phẩm hoạt động của xã hội, bao hàm nhữngquá trình nhận thức gián tiếp tiêu biểu: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, kháiquát hóa… Kết quả của quá trình tư duy là sự nhận thức về một đối tượng nào đóở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn. 2.2. Đặc điểm tư duy ở học sinh Tiểu học Tính chất có hình ảnh cụ thể của tư duy đặc trưng cho trẻ mẫu giáo cònđược giữ lại lâu ở học sinh Tiểu học. Khi gặp phải những vấn đề có nội dung xalạ, mới mẻ đối với chúng, khi chúng còn chưa có thể tách ra ý nghĩa cơ bản giữacác chi tiết thứ yếu thì tính chất tư duy cụ thể ở chúng được biểu hiện cụ thể rõràng. Nguyện vọng của trẻ là muốn hình dung sự kiện, sự vật, hiện tượng mộtcách chủ quan, cụ thể trong tất cả những chi tiết. Trẻ thường vận dụng những 9 Năm học 2008 – 2009hình tượng riêng lẻ do cảm giác đem lại gây nên sự khó khăn trong việc hìnhthành khái niệm ở trẻ. 2.3. Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh và kýtự để mở rộng và đào sâu các ý tưởng về một nội dung nào đó. Bản đồ tư duy làphương thức ghi nhớ hữu hiệu, đồng thời cũng là cách tốt nhất để phát triển các ýtưởng mới, giúp diễn đạt cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: