Danh mục

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định những tiêu chí cần có của năng lực dạy học tích hợp, các nguyên tắc, quy trình xây dựng và đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Hóa học Trung học phổ thông (THPT).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 59-70 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0151 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC Vũ Thị Thu Hoài Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá kết quả học tập của người học là đánh giá dựa theo năng lực của người học, tức là đánh giá khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đầu ra cuối của một giai đoạn, một quá trình học tập, đồng nghĩa với quá trình tìm kiếm minh chứng về việc người học đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đó. Kết quả đánh giá theo năng lực là cơ sở để người dạy điều chỉnh các hoạt động dạy học và người học cải tiến quá trình học tập của bản thân. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Việc hình thành và phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngay từ khi còn học tập ở trường Đại học là một yêu cầu cần thiết, nhằm nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên. Bài viết xác định những tiêu chí cần có của năng lực dạy học tích hợp, các nguyên tắc, quy trình xây dựng và đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Hóa học Trung học phổ thông (THPT). Từ khóa: Dạy học tích hợp, chủ đề tích hợp, năng lực dạy học, đánh giá năng lực dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Trong thập kỉ vừa qua dạy học (DH) theo hướng tích hợp hay còn gọi là dạy học tích hợp (DHTH) đã được các nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới [11, 14]. Các tác giả này đã chỉ ra rằng kết quả học tập của học sinh (HS) cao hơn khi chương trình được tích hợp, bởi DH truyền thống đang bộc lộ những hạn chế khi phải đương đầu với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học, công nghệ với lượng kiến thức đồ sộ của nhân loại; hàng loạt những vấn đề mới nảy sinh có tính chất toàn cầu cần được nhà trường quan tâm và bổ sung vào chương trình để dạy cho HS những kiến thức, những vấn đề cần giải quyết trong học tập và trong cuộc sống mà không thể dựa trên kiến thức, tư duy của một lĩnh vực, một ngành khoa học. Để giải quyết các vấn đề này cần đòi hỏi HS vận dụng kiến thức tổ hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau [13]. Do vậy, giáo dục phổ thông phải giúp HS có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm [9]. Các nhà khoa học cũng đánh giá DHTH có nhiều điều kiện để phát triển được năng lực (NL) cho HS [10]. Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày nhận đăng: 12/9/2017 Liên hệ: Vũ Thị Thu Hoài, e-mail: hoaivtt@vnu.edu.vn, vuthuhoaih@yahoo.com.vn 59 Vũ Thị Thu Hoài Tại Việt Nam, xu thế tích hợp các môn học trong hoạt động giáo dục đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các giáo viên (GV). Theo [7], tác giả đã bước đầu nghiên cứu, đề xuất những nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cũng như việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học về Khoa học tự nhiên; Tác giả Nguyễn Văn Biên [2] đề xuất quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên như một gợi ý đối với giáo viên trong quá trình làm quen với việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp; Theo [5], các tác giả đã đề xuất quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, áp dụng trong DH nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống cho HS. Một trong những khâu quan trọng không thể thiếu của hoạt động giáo dục là kiểm tra, đánh giá (ĐG), trong đó đánh giá năng lực (ĐGNL) – hay ĐG quá trình nhằm giúp người dạy có thông tin kết quả học tập của người học để điều chỉnh hoạt động DH; giúp GV và nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập và quan trọng hơn từ đó giúp người học điều chỉnh quá trình học tập của bản thân. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh ĐG quá trình bằng các hình thức, phương pháp ĐG không truyền thống như quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực, nhiều người cùng tham gia, HS tự ĐG... Bên cạnh đó, các nước tạo ra một số công cụ kiểm tra ĐG rất hữu hiệu như: Nghiên cứu về xu thế trong Toán học và Khoa học quốc tế (Trends in International Mathematics and Scientics - TIMSS); Nghiên cứu về sự tiến bộ về NL đọc hiểu quốc tế (Program in International Reading Listeracy Strudy – PIRLS); Chương trình ĐG HS quốc tế (Program for International Student Assessment – PISA). . . .Do vậy, ĐG NL là một hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục. Ở trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu và thiết kế bộ công cụ ĐG NL cho người học như trong [6, 8], các tác giả đã thiết kế bộ công cụ đánh giá NL hợp tác cho HS trong dạy học sinh học ở trường phổ thông và cho sinh viên (SV) thông qua DH dự án; Theo [1], tác giả Đặng Thị Thuận An, đã đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: