Danh mục

Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng và thị trường tại doanh nghiệp may

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.90 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ giới thiệu và phân tích các chiến lược định hướng về khách hàng và thị trường của các doanh nghiệp dệt may. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng và thị trường tại doanh nghiệp may XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP MAY Nguyễn Za Ly, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hồng Ngân, Đỗ Thị Ngọc Diễm Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Trong những năm qua, sản phẩm trong ngành may mặc đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Tương lai của ngành may mặc của Việt Nam đầy triển vọng vì doanh nghiệp và Nhà nước đang không ngừng nỗ lực để tăng cường vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường may mặc toàn cầu bằng cách tận dụng triệt để các chiến lược cạnh tranh như: nguồn lao động dồi dào, có kỹ năng, sự công nhận đối với sản phẩm dệt may chất lượng cao sẽ thu hút được khách hàng, hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do với các thị trường xuất khẩu lớn. Trong bài báo, nhóm tác sẽ giới thiệu các chiến lược định hướng về khách hàng và thị trường của các doanh nghiệp dệt may. Từ khóa: Ngành dệt may, chiến lược, khách hàng, thị trường. 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, ngành dệt may đáp ứng được khoảng trên 44% tổng nhu cầu sản xuất trong nước. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 phải tăng lên khoảng 58-60% và đến năm 2030 lên khoảng 60%. Ngành dệt may Việt Nam đã cho thấy tiềm lực phát triển mạnh mẽ, lực hấp dẫn cho dòng đầu tư nội địa trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư. Tuy nhiên, liệu người tiêu dùng còn giữ những thói quen mua sắm hàng thời trang như trước hay đã thay đổi? Mặt hàng nào sẽ được chào đón và kênh bán hàng nào sẽ là hữu hiệu nhất do dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệpd may là xây dựng chiến lược định hướng khách hàng và thị trường. 2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG 2.1 Hiểu biết khách hàng và thị trường Quá trình Doanh nghiệp xác định những mong muốn khách hàng để đưa vào các yêu cầu cho quá trình thể hiện theo sơ đồ sau: 593 Phân nhóm Khách hàng Thu thập thông tin của Thu thập thông tin của Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Phân tích thông tin và dữ liệu Xác định mong muốn Khách hàng Sử dụng thông tin Chuyển yêu cầu Khách hàng thành công việc trong tổ chức Điều chỉnh quá trình & công việc theo yêu cầu Đánh giá tính hiệu quả Đánh giá phương pháp của thông tin thông tin Cải tiến Sơ đồ 1: Tiến trình xác định mong muốn khách hàng Thực hiện phân nhóm: Để xác định các yêu cầu khách hàng - nắm bắt những yêu cầu thay đổi có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai nhằm đáp ứng ở mức cao nhất, doanh nghiệp thực hiện phân loại từng nhóm khách hàng dựa vào các yếu tố sau: – Đối với thị trường trong nước thực hiện phân loại theo: Thu nhập, giới tính, lứa tuổi, vùng địa lý, tập quán, thái độ đối với sản phẩm, kênh phân phối. – Đối với thị trường nước ngoài thực hiện phân loại theo: Thị trường châu Âu - Á, châu Mỹ- Phi: mỗi khu vực đều khác nhau về tập quán, mẫu mã, thông số, yêu cầu về tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm; Thị trường có Quota hay phi Quota; Mức độ phát triển kinh tế, thu nhập từng khu vực. 594 Xác định yêu cầu: Xác định các yêu cầu, mong đợi của từng nhóm khách hàng bằng cách tiếp cận và thu thập thông tin khác nhau: – Đối với thị trường trong nước: Đại lý- cửa hàng là kênh phân phối chủ yếu của Công ty ở thị trường nội địa. Hàng năm, doanh nghiệp tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến về kiểu dáng, số lượng, phương thức mua bán - thanh toán, các góp ý, yêu cầu,… Hàng tháng, tiếp xúc trực tiếp với đại lý để xác định yêu cầu từng thời điểm. Người tiêu dùng: Thông qua các đại lý, người tiêu dùng là khách hàng cuối cùng quyết định mức độ thỏa mãn của sản phẩm và cũng là người quyết định cho công ty sản xuất gì, sản lượng bao nhiêu… Các đối đối thủ cạnh tranh thường tận dụng, khai thác thị trường tiêu dùng với mức giá thấp, chủng loại đa dạng như sản phẩm may mặc Trung Quốc, Hàn Quốc, sản phẩm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: