Danh mục

Xây dựng chính quyền điện tử để thu hút FDI trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại tỉnh Bắc Giang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.21 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng chính quyền điện tử để thu hút FDI trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại tỉnh Bắc Giang" đề cập đến vấn đề xây dựng chính quyền điện tử tại Tỉnh Bắc Giang, có thể là một mô hình cho các tỉnh khác học tập kinh nghiệm trong việc cải cách thủ tục hành chính, sao cho minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư sao cho thân thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chính quyền điện tử để thu hút FDI trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại tỉnh Bắc Giang XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ ĐỂ THU HÚT FDI TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI TỈNH BẮC GIANG ThS. Nguyễn Thị Diệu Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang Tóm tắt: Bắc Giang, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang theo hướng CNH, HĐH. Trong giai đoạn hiện nay khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, nó sẽ tác động toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia như cấu trúc, trình độ, phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động… Diễn biến mạnh mẽ của CMCN 4.0 cho thấy tính hấp dẫn bởi lợi thế nhân công giá rẻ trong thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của Tỉnh Bắc Giang nói riêng sẽ mất đi nhanh chóng. Đặc biệt trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da, giầy, cơ khí… Chính vì vậy để thú hút FDI trong thời gian tới Tỉnh phải có cái nhìn nghiêm túc và thực tế hơn trong chính sách thu hút FDI trong giai đoạn CMCN 4.0. Trong bài viết, tác giả sẽ đề cập đến vấn đề xây dựng chính quyền điện tử tại Tỉnh Bắc Giang, có thể là một mô hình cho các tỉnh khác học tập kinh nghiệm trong việc cải cách thủ tục hành chính, sao cho minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư sao cho thân thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, FDI, Chính quyền điện tử. 1. Kết quả thu hút FDI tại tỉnh bắc giang Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế nổi bật về vị trí địa lý, khi nằm giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Giang cũng có nhiều tiềm năng về du lịch với những địa điểm du lịch nổi tiếng có thể khai thác như Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Suối Mỡ, khu di tích lịch sử thành cổ Nhà Mạc, thành cổ Xương Giang…. một số kiến trúc nổi tiếng như chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đả. Đây có thể là những lợi thế lớn của Tỉnh Bắc Giang để thu hút FDI trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nên kết quả thu hút FDI từ năm 2014 đến nay đã thu hút được những kết quả rất tích cực: - Trong 3 năm 2014 - 2016, toàn tỉnh đã thu hút được 151 dự án FDI với vốn đăng ký đạt 1.090 triệu USD. - Bên ngoài các KCN: Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 69 dự án FDI, vốn đăng ký 134 triệu USD. Trong KCN: Cấp phép mới cho 82 dự án FDI, vốn đăng ký 956 triệu USD. - Trong 8 tháng đầu năm 2017, đã thu hút được 41 dự án FDI, vốn đăng ký 721,4 triệu USD (trong các KCN thu hút được 10 dự án, vốn đăng ký đạt 472,11 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án FDI với tổng số vốn bổ sung đạt 97,63 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký cấp mới và bổ sung của các dự án FDI từ đầu năm đến nay đạt 819 triệu USD. - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 302 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 3.619,1 triệu USD (Trong các KCN thu hút được 175 dự án với vốn đăng ký đạt 2. 483,5 triệu USD; ngoài các KCN thu hút được 127 dự án, vốn đăng ký đạt 1.135,6 triệu USD). , 299 - Tính đến nay, đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh Bắc Giang; Samoa dẫn đầu với 1,23 tỷ USD (chiếm 53,7% tổng số vốn FDI đăng ký của toàn tỉnh) với 2 dự án lớn. Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng số vốn đầu tư 399,2 triệu USD (chiếm 17,4% tổng số vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Giang) trên 101 dự án. Đài Loan đứng thứ 3 có 9 dự án với tổng số vốn đầu tư là 232,2 triệu USD chiếm 10,1% tổng số vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Giang. Còn lại là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore. Các dự án FDI mang lại nguồn vốn bổ sung quan trọng trong đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Tỉ trọng đóng góp của nguồn này trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Bắc Giang tăng theo từng năm, từng giai đoạn. Nếu năm 2001 tỉ trọng tương đối thấp, chỉ chiếm 5% thì giai đoạn 2014 đến nay đã tăng lên 18,9%. Qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, nâng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó vốn FDI còn giúp tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực của tỉnh. Đến nay, khu vực này tạo việc làm cho hơn 50 nghìn lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp. Qua quá trình tham gia vào các doanh nghiệp FDI, chúng ta có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trình độ cao từng bước tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, học hỏi được phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. 2. Thực trạng xây dựng chính quyền điện tử tại bắc giang 2.1. Sự hình thành chính phủ điện tử Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn ra vào những năm 70 của thế kỉ trước trong các nước phát triển, tiếp theo là quá trình chính phủ các nước đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan chính phủ, khái niệm chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng với những khái niệm khác như thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử. Vào những năm 1995 - 2000 chính phủ điện tử đã được các nước tiếp thu và ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: